Quyết định được thông qua tại cuộc họp ủy ban chính phủ đặc biệt trong sự tham gia của Thủ tướng Shinzo Abe. Ngoài ra, Nhật Bạn dự tính sẽ bố trí các đơn vị phản ứng nhanh trên hai hòn đảo thuộc tỉnh Okinawa trong tương lai gần.
Trước đấy, chính phủ đã cho biết dự định cùng Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra thường xuyên ở Biển Đông với nhiệm vụ đảm bảo an ninh khu vực. Thông báo được đưa ra sau khi ông Abe thăm Hoa Kỳ, nơi Thủ tướng được nghe thấy những điều ông mong muốn. Mỹ một lần nữa khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Nhật Bản trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Nhóm đảo Senkaku (Điếu Ngư) liên quan tới Điều 5 Hiệp ước An ninh giữa Mỹ và Nhật Bản. Có nghĩa nếu một nước nào đó xâm lược Nhật Bản, Hoa kỳ có quyền sử dụng vũ lực quân sự phù hợp những quy định có hiệu lực.
Khó thể nào Bắc Kinh sẽ không đáp lại những hành động dự định từ phía Nhật Bản. Trước đó, gần vùng đảo tranh chấp đã bùng phát các xung đột, khi cả đôi bên cùng cáo buộc lẫn nhau gây khiêu khích. Ông Valery Kistanov, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Viện Viễn Đông đã bình luận tình hình như sau:
"Tôi không chắc rằng tình hình sẽ đi đến xung đột quân sự. Trong bối cảnh hiện tại, rất khó tưởng tượng việc chiến sự nổ ra giữa Nhật Bản — Trung Quốc và Trung Quốc — Hoa Kỳ. Thái độ của Nhật Bản đối với Trung Quốc rất mâu thuẫn, mang tính nước đôi. Một mặt, họ sợ "hiểm họa Trung Quốc" đang có vẻ như ngày càng tăng. Mặt khác, là sự ràng buộc rất mạnh về kinh tế. Quan hệ kinh tế giữa hai nước gắn bó chặt chẽ, liên quan nhiều quyền lợi. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Vì vậy, người Nhật buộc phải cân đối giữa "mối đe dọa" Trung Quốc và "lợi ích" từ Trung Quốc…"
Điều đáng ngạc nhiên là chủ đề tranh chấp lúc nặng lúc nhẹ và dai dẳng năm này qua năm khác giữa hai quốc gia láng giềng lại là một quần đảo có diện tích không quá 7 cây số vuông. Nếu gạt đi yếu tố lòng kiêu hãnh dân tộc của hai cường quốc thì lời giải thích hợp lý nhất ở đây là lợi ích kinh tế. Ngoài các nguồn lợi không thể tranh cãi về thủy sản, theo con số chưa được xác nhận, trong vùng biển còn có các dự trữ dầu khí, kim loại và khả năng có khí hydrate. Nhưng không ai ngoài những kẻ điên dám nhảy vào khai thác tài nguyên này trong bối cảnh bầu mất lòng tin, xung đột ngoại giao và nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, giá trị kinh tế của các đảo và thềm lục địa tại đây là gần bằng không.
Chính trị gia Nhật Bản Kazuyuki Hamada, thành viên của Viện Cố vấn cho rằng, Nhật Bản thật ngớ ngẩn khi cãi vã với Trung Quốc vì Senkaku. Cũng như với các nước láng giềng khác…
“Sự la ó về "mối đe dọa Trung Quốc" không thể giải quyết vấn đề. Nhật Bản cần xây dựng mối quan hệ tin cậy với Trung Quốc, với Nga. Nhẽ ra, Thủ tướng Abe phải tìm cách trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thử hướng tới nước này từ phương diện khác. Nếu không làm như vậy, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiến theo xu hướng tăng cường tiềm lực quân sự. Sự kiện lớn đã diễn ra nếu như Tổng thống Putin được mời đến Nhật Bản, nói chuyện thẳng thắn với ông. Việc chỉ biết không ngừng lặp đi lại về mối nguy hiểm từ Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên sẽ không thể đóng góp gì cho thịnh vượng chung của khu vực.”
Khó thể nào Bắc Kinh sẽ không đáp lại những hành động dự định từ phía Nhật Bản. Trước đó, gần vùng đảo tranh chấp đã bùng phát các xung đột, khi cả đôi bên cùng cáo buộc lẫn nhau gây khiêu khích. Ông Valery Kistanov, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản Viện Viễn Đông đã bình luận tình hình như sau:
"Tôi không chắc rằng tình hình sẽ đi đến xung đột quân sự. Trong bối cảnh hiện tại, rất khó tưởng tượng việc chiến sự nổ ra giữa Nhật Bản — Trung Quốc và Trung Quốc — Hoa Kỳ. Thái độ của Nhật Bản đối với Trung Quốc rất mâu thuẫn, mang tính nước đôi. Một mặt, họ sợ "hiểm họa Trung Quốc" đang có vẻ như ngày càng tăng. Mặt khác, là sự ràng buộc rất mạnh về kinh tế. Quan hệ kinh tế giữa hai nước gắn bó chặt chẽ, liên quan nhiều quyền lợi. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Vì vậy, người Nhật buộc phải cân đối giữa "mối đe dọa" Trung Quốc và "lợi ích" từ Trung Quốc…"
Điều đáng ngạc nhiên là chủ đề tranh chấp lúc nặng lúc nhẹ và dai dẳng năm này qua năm khác giữa hai quốc gia láng giềng lại là một quần đảo có diện tích không quá 7 cây số vuông. Nếu gạt đi yếu tố lòng kiêu hãnh dân tộc của hai cường quốc thì lời giải thích hợp lý nhất ở đây là lợi ích kinh tế. Ngoài các nguồn lợi không thể tranh cãi về thủy sản, theo con số chưa được xác nhận, trong vùng biển còn có các dự trữ dầu khí, kim loại và khả năng có khí hydrate. Nhưng không ai ngoài những kẻ điên dám nhảy vào khai thác tài nguyên này trong bối cảnh bầu mất lòng tin, xung đột ngoại giao và nguy cơ chiến tranh. Vì vậy, giá trị kinh tế của các đảo và thềm lục địa tại đây là gần bằng không.
Chính trị gia Nhật Bản Kazuyuki Hamada, thành viên của Viện Cố vấn cho rằng, Nhật Bản thật ngớ ngẩn khi cãi vã với Trung Quốc vì Senkaku. Cũng như với các nước láng giềng khác…
“Sự la ó về "mối đe dọa Trung Quốc" không thể giải quyết vấn đề. Nhật Bản cần xây dựng mối quan hệ tin cậy với Trung Quốc, với Nga. Nhẽ ra, Thủ tướng Abe phải tìm cách trao đổi với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, thử hướng tới nước này từ phương diện khác. Nếu không làm như vậy, chắc chắn Trung Quốc sẽ tiến theo xu hướng tăng cường tiềm lực quân sự. Sự kiện lớn đã diễn ra nếu như Tổng thống Putin được mời đến Nhật Bản, nói chuyện thẳng thắn với ông. Việc chỉ biết không ngừng lặp đi lại về mối nguy hiểm từ Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên sẽ không thể đóng góp gì cho thịnh vượng chung của khu vực.”