Hoa Kỳ lên kế hoạch thực hiện thêm hai vụ thử nghiệm trong năm nay.
"Phiên bản mới nhất, thứ 12, của bom B61, mà bom này đã xuất hiện trong những năm 1960, là dễ điều khiển hơn, chính xác hơn. Do đó, gia tăng sức tàn phá của nó," — Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị của Nga, Đại tá Leonid Ivashov đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn của Đài phát thanh Sputnik. Theo ông, Mỹ cho rằng, trong điều kiện hiện nay họ không thể duy trì vị thế chủ đạo trên thế giới nếu không có vũ khí hạt nhân.
Ngay từ năm 2001, sau khi đánh giá khả năng tiến hành chiến tranh hạt nhân, Mỹ đã đi đến kết luận rằng, một cuộc chiến tranh quy mô lớn không có lợi, và họ đã "làm chậm" các chương trình hạt nhân của mình. Nhưng, trong 3-4 năm qua, Hoa Kỳ lại bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Điều này là do thực tế rằng, nếu lại bắt đầu một cuộc chiến tranh với vũ khí thông thường thì sẽ là rất nguy hiểm đối với họ. Không nghi ngờ gì, Hoa Kỳ nhận thức được rằng, hiện nay trên thế giới đang hình thành một trung tâm quyền lực mới, trung tâm tập thể. Trong số các thành viên của SCO và BRICS có các nước sở hữu vũ khí hạt nhân. Mỹ hiểu rằng, họ đang mất dần vai trò lãnh đạo toàn cầu, và họ muốn ngăn chặn nguy cơ này. Hoa Kỳ không muốn đóng vai trò thứ yếu; họ sẽ bị thua trong sự cạnh tranh với châu Á đang phát triển năng động hơn.
Nga có đủ khả năng chính trị và quân sự để phản ứng một cách thích hợp với Hoa Kỳ. Theo Đại tá Leonid Ivashov, phản ứng đối xứng là thích hợp nhất. Trong khi Mỹ gia tăng tiềm năng hạt nhân ở châu Âu, Nga đang chuẩn bị phương án kiềm chế — triển khai nhóm tàu chiến và máy bay quân sự gần lãnh thổ Mỹ. May mắn thay, Liên bang Nga mới có khả năng như vậy. Chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị, Đại tá Leonid Ivashov kết luận, chắc là trong trường hợp này, Mỹ sẽ phải suy nghĩ và, cuối cùng, ngồi vào bàn đàm phán.