"Các nước thành viên ủng hộ sớm đưa vào hiệu lực Nghị định thư cho mỗi bên về việc bảo đảm an ninh cho khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Trung Á, ký kết hiệp ước quốc tế đa phương về bảo đảm an ninh cho các nước không có vũ khí hạt nhân, ủng hộ lời kêu gọi tất cả cường quốc hạt nhân từ bỏ vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ các nước khác,"- tài liệu nêu rõ.
Trước đó, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã ký kết thỏa thuận về khu vực phi vũ khí hạt nhân ở Trung Á, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 2009. Các nước ký văn kiện này cam kết loại bỏ dần các nghiên cứu, phát triển, lưu trữ, sản xuất, tàng trữ, mua lại quyền kiểm soát bất kỳ mọi loại vũ khí hạt nhân hay thiết bị nổ hạt nhân khác. Một điều khoản riêng của thỏa thuận này là biên bản về bảo đảm tiêu cực, mở ra khả năng năm quốc gia hạt nhân Anh, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pháp ký thỏa thuận cam kết “không sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đe dọa sử dụng chúng đối với các nước thành viên trong khu vực".
Nghị định thư về bảo đảm tiêu cực đã được "5 nước hạt nhân" ký ngày 6 tháng năm 2014 tại New York sau nhiều năm tham vấn. Theo thỏa thuận, Kyrgyzstan đã được xác định là quốc gia lưu chiểu bản Công ước quốc tế và biên bản của nó về các bảo đảm tiêu cực. Tháng 10 năm 2014, Pháp phê chuẩn, Vương quốc Anh phê chuẩn tháng Giêng năm 2015. Cả hai nước cũng gửi văn kiện phê chuẩn cho Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan.
Trong bản Tuyên ngôn được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Ufa, các nước thành viên SCO cũng nhắc lại cam kết của mình về tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị hạt nhân và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình.
Nghị định thư về bảo đảm tiêu cực đã được "5 nước hạt nhân" ký ngày 6 tháng năm 2014 tại New York sau nhiều năm tham vấn. Theo thỏa thuận, Kyrgyzstan đã được xác định là quốc gia lưu chiểu bản Công ước quốc tế và biên bản của nó về các bảo đảm tiêu cực. Tháng 10 năm 2014, Pháp phê chuẩn, Vương quốc Anh phê chuẩn tháng Giêng năm 2015. Cả hai nước cũng gửi văn kiện phê chuẩn cho Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan.
Trong bản Tuyên ngôn được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh Ufa, các nước thành viên SCO cũng nhắc lại cam kết của mình về tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị hạt nhân và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hòa bình.