Người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Hàn Quốc không nói rõ về các chi tiết về thỏa thuận mới, chỉ biết rằng đề tài trung tâm trong các cuộc hội đàm sẽ là tăng cường biện pháp trừng phạt chống Bình Nhưỡng.
Như tin đưa trên báo chí Hàn Quốc, trong tháng Mười, CHDCND Triều Tiên sẽ kỷ niệm rầm rộ mốc lịch sử đánh dấu 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên. Và trong tháng này, Bình Nhưỡng có thể thực hiện những động thái “khiêu khích ở tầm chiến lược” đối với Hàn Quốcc, như kiểu tiến hành cuộc phóng tên lửa tầm xa kế tiếp. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min Gou. Trước đó, Bình Nhưỡng đã cảnh báo Seoul rằng Bắc Triều Tiên từ chối đối thoại với Hàn Quốc vì sự kiện tại Seoul khai trương Văn phòng LHQ về nhân quyền ở Bắc Triều Tiên. Trước đó, các chuyên gia đã lưu ý rằng miền Bắc từng ám chỉ về khả năng đối thoại với Hàn Quốc, nếu việc mở văn phòng không đi kèm quảng bá phô trương quá mức. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông của quốc gia miền Nam đã tập trung khai thác công bố sự kiện này khá rùm beng. Đồng thời Washington không loại trừ rằng hồ sơ về chính sách của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền con người, có thể chuyển để xét xử ở Tòa án Hình sự Quốc tế. Sau tất cả những chi tiết này, miền Bắc tuyên bố: thời điểm để đối thoại đã trôi qua. Trong bối cảnh bùng phát quan hệ như vậy trên bán đảo Triều Tiên, liệu có đáng trông đợi vào những thỏa thuận nào đó sẽ ký kết khi bà Park Geun-hye ở thăm Washington?
Hoa Kỳ thường xuyên cáo buộc Bắc Triều Tiên "không sẵn lòng tiến hành cuộc đối thoại thực sự" về đề tài hạt nhân và tên lửa. Điều đó cho phép Washington không những biện minh cho việc gia tăng áp lực với Bình Nhưỡng, mà còn ép Hàn Quốc, chặn mọi nỗ lực của bà Park Geun-hye mong tiến hành chính sách đối ngoại độc lập và nhiều vector, trong đó gồm cả hướng xích gần Seoul và Bắc Kinh, — chuyên viên Georgi Toloraya phân tích.
“Hoa Kỳ luôn giữ người Nam Triều Tiên trong vòng kiểm soát. Chỉ cần nhớ lại rằng Washington đã trực tiếp cấm cản không cho bà Park Geun-hye đến Matxcơva dự lễ hội kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Hoàn toàn rõ ràng là Hoa Kỳ không muốn để Trung Quốc tiếp tục nâng cao vị thế trong khu vực. Nhân tiện cần nhắc, vào tháng Chín này ở Bắc Kinh cũng sẽ tổ chức kỷ niệm chiến thắng. Và Washington đương nhiên không muốn Seoul tham gia. Nhưng chuyện ở đây sẽ không đơn giản như người ta tưởng. Trung Quốc đã trở thành đối tác quan trọng của Hàn Quốc, vì thế nhiều khả năng là Tổng thống Park Geun-hye sẽ đến Bắc Kinh”, — chuyên viên Nga dự đoán.