Trong những thay đổi này, Ấn Độ đóng một vai trò quan trọng. Ông Biden nói rằng Mỹ không tiến hành với nước nào trên thế giới nhiều cuộc tập trận hải quân chung, như với Ấn Độ. Ấn Độ là quốc gia có vị trí quan trọng trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc mà Tổng thống Obama theo đuổi. Ông Samir Patil, chuyên gia về an ninh quốc gia từ Trung tâm phân tích của Ấn Độ Gateway House bình luận như sau:
"Ấn Độ và Hoa Kỳ đang tăng cường hợp tác quân sự. Trong lĩnh vực hợp tác quân sự, hai nước tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung. Ấn Độ nỗ lực mở rộng các cuộc diễn tập hải quân Ấn-Mỹ song phương và đa phương. Cuộc tập trận chung Malabar năm nay, Ấn Độ đã mới Nhật Bản cùng tham gia. Ấn Độ dự định tiến hành tập trận chung với Australia. Tăng cường hợp tác với Mỹ trên biển trong các thập kỷ tới, hạm đội hai nước sẽ tích cực tham gia các hoạt động cứu hộ. Liên hệ trực tiếp giữa các quân nhân của hai nước cũng sẽ sâu sắc hơn. Sĩ quan hải quân Ấn Độ sẽ được đào tạo và hội thảo tại Hoa Kỳ. Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật cũng sẽ được mở rộng. Mỹ cung cấp máy bay trinh sát trên biển, các hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và vũ khí cho Ấn Độ. Tất cả điều này được thực hiện với mục tiêu xây dựng mạng lưới bảo vệ trước các hoạt động hải quân của Trung Quốc. Mỹ lo ngại về sức mạnh hải quân đang lên của Trung Quốc và muốn tạo ra đối trọng chiến lược với Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ấn Độ là quốc gia không muốn đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, nhưng rất quan tâm trong việc tạo ra cơ chế răn đe chống sự mở rộng hiện diện hải quân của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, Ấn Độ quan tâm đến sự phát triển hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia".