Chuyên viên phân tích lưu ý rằng trong chiến lược quân sự của Washington năm 2015 đã định vị Nga và Trung Quốc là hai cường quốc thế giới, là những đối thủ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh tiềm năng với “những hậu quả không thể tính đếm”.
Trong khi đó, theo quan điểm của nhà khoa học chính trị Ấn Độ, các hội nghị thượng đỉnh của BRICS và SCO ở Ufa đều khẳng định độ bền vững của liên kết Nga-Trung. Tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về sự thống nhất nỗ lực lần đầu tiên vang lên ở hoạt động tầm cao như vậy hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên. "Ông Putin không nói thẳng về Hoa Kỳ, nhưng hàm ý của Tổng thống Nga như vậy là rất rõ — Washington đừng mơ giành uy quyền tối thượng vượt hơn Matxcơva hay Bắc Kinh, nếu hai nước này sát cánh và liên kết với nhau", — nhà phân tích nhận định.
Ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh ở Ufa, — ông Bhadrakumar viết —, là sự hòa hợp của SCO, BRICS và EAEC vào cùng một địa hạt thống nhất dành để hiệp lực tương tác đa phương trên không gian Á-Âu. Ngoài ra, như Tổng thống Nga đã lưu ý, SCO có thể tiến xa hơn chương trình nghị sự kinh tế và trở thành nền tảng cho việc giải quyết những vấn đề quốc tế.
Xác định một cách khách quan xem ai đang là "những cầu thủ chính" trong SCO, cũng như thực tế là mối quan hệ giữa những "cầu thủ" này đã đạt đến "chiều sâu chiến lược", sẽ thấy rõ rằng chiến lược ngăn chặn kiềm chế của Hoa Kỳ không hiệu quả, — nhà phân tích đánh giá. Đạt tới trình độ cao về sự hiểu biết những lợi ích tương hỗ của nhau, trước hết Matxcơva và Bắc Kinh đang thoải mái xây đắp quan hệ kinh tế tự do với châu Âu mà không cần nhìn đến Washington. Thứ hai, họ đã cho người ta hiểu rằng bất kỳ sự cố gắng của Hoa Kỳ liều lĩnh khơi lên cuộc đối đầu đều sẽ phải trả giá đắt.
"Hoa Kỳ hôm nay không còn đủ sức hù dọa Nga và Trung Quốc, chứ đừng nói đến việc bắt đầu một cuộc chiến tranh công nhiên với những hậu quả không thể lường trước" — nhà khoa học chính trị Ấn Độ Melkulangara Bhadrakumar kết luận.
Ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh ở Ufa, — ông Bhadrakumar viết —, là sự hòa hợp của SCO, BRICS và EAEC vào cùng một địa hạt thống nhất dành để hiệp lực tương tác đa phương trên không gian Á-Âu. Ngoài ra, như Tổng thống Nga đã lưu ý, SCO có thể tiến xa hơn chương trình nghị sự kinh tế và trở thành nền tảng cho việc giải quyết những vấn đề quốc tế.
Xác định một cách khách quan xem ai đang là "những cầu thủ chính" trong SCO, cũng như thực tế là mối quan hệ giữa những "cầu thủ" này đã đạt đến "chiều sâu chiến lược", sẽ thấy rõ rằng chiến lược ngăn chặn kiềm chế của Hoa Kỳ không hiệu quả, — nhà phân tích đánh giá. Đạt tới trình độ cao về sự hiểu biết những lợi ích tương hỗ của nhau, trước hết Matxcơva và Bắc Kinh đang thoải mái xây đắp quan hệ kinh tế tự do với châu Âu mà không cần nhìn đến Washington. Thứ hai, họ đã cho người ta hiểu rằng bất kỳ sự cố gắng của Hoa Kỳ liều lĩnh khơi lên cuộc đối đầu đều sẽ phải trả giá đắt.
"Hoa Kỳ hôm nay không còn đủ sức hù dọa Nga và Trung Quốc, chứ đừng nói đến việc bắt đầu một cuộc chiến tranh công nhiên với những hậu quả không thể lường trước" — nhà khoa học chính trị Ấn Độ Melkulangara Bhadrakumar kết luận.