Hợp đồng này trị giá 1,1 tỷ USD. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông và các mạng xã hội chỉ trích mạnh Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vì ông ta đã gọi việc mua các tàu ngầm là bước đi hợp lý hơn so với tài trợ cho chương trình bảo hiểm xã hội.
Trong khi đó, các vị tướng không "chơi dân chủ" khi nói về việc mua vũ khí. Đặc biệt là Thái Lan không có tàu ngầm, và các dự án mua tàu ngầm, kể cả tàu ngầm của Nga, đã không được thực hiện. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài Sputnik, chuyên gia Dmitry Mosyakov, Viện Nghiên cứu phương Đông, nhận xét rằng, Bangkok chịu áp lực mạnh từ phía Washington: “Mỹ chú ý theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở Đông Nam Á để thực thi chính sách "bao vây Trung Quốc", để tạo ra một "khối các quốc gia” có những tranh chấp với Trung Quốc. Tất nhiên, Hoa Kỳ đang gây áp lực mạnh lên Thái Lan, đặc biệt là Washington có khả năng ảnh hưởng đến giới thượng lưu của đất nước này. Trong bối cảnh này, việc hủy bỏ kế hoạch mua tàu ngầm chứ không phải đình chỉ, sẽ phục vụ lợi ích Mỹ trong trò chơi lớn này. Tham gia trò chơi của Mỹ ngoài Thái Lan còn có Việt Nam, Malaysia, Myanmar, Philippines. Nếu so sánh với Philippines, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, thì lập trường của Thái Lan trong phe chống Trung Quốc đã là khá thụ động. Có lẽ bây giờ Mỹ cố gắng bằng cách nào lôi kéo Thái Lan vào phe này. Theo quan điểm của Mỹ, các quốc gia này phải đi đầu trong phe chống Trung Quốc để ngăn cản Bắc Kinh bành trướng ở Đông Nam Á”.
Nga, Đức, Pháp, Thụy Điển và Hàn Quốc cũng đã đề nghị Thái Lan mua tàu ngầm của họ. Nhưng, vào tháng năm 5, Ủy ban quân sự đã lựa chọn ba tàu ngầm lớp Yuan S20 của Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc không thể đạt được mức độ giảm tiếng ồn cao như trên tàu ngầm Nga. Tuy nhiên, tàu ngầm S20 vẫn có tiếng ồn cực thấp và được coi là một trong những phiên bản tiên tiến nhất trong lớp này, được trang bị hệ thống vũ khí gồm ngư lôi và tên lửa C-80 tầm bắn xa đến120 km.
Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, chắc là ban chỉ huy quân đội Thái Lan lên kế hoạch mua tàu ngầm Trung Quốc vì "mức giá hợp lý”: “Nguyên nhân chính tại sao các tàu ngầm này đã thắng trong cuộc đấu giá là do thực tế rằng, Trung Quốc bán phá giá. Bằng cách này Bắc Kinh cung cấp sản phẩm khuyến mãi cho thị trường này. Về các thông số kỹ thuật, thì tàu ngầm Trung Quốc không tốt hơn, và về một số đặc điểm kém hơn so với tàu ngầm lớp “Varshavianka”, kém hơn so với "Amur" của Nga, hoặc các tàu ngầm Đức của lớp này. Nhân tiện xin nói luôn, Mỹ quan ngại với việc Trung Quốc thiết kế chế tạo tàu ngầm lớp này, nhưng, không phải vì các đặc điểm kỹ thuật của nó, mà bởi vì các cơ quan đặc nhiệm Mỹ “không phát hiện kịp thời” chương trình phát triển tàu ngầm của Trung Quốc”.
Trung Quốc cũng có liên quan đến hai dự án khác ở Thái Lan: dự án xây dựng tuyến đường sắt giữa Côn Minh ở miền Nam Trung Quốc qua Lào đến các cảng biển ở phía Nam Thái Lan. Và dự án kênh Kra. Kênh đào Kra sẽ nối liền Biển Andaman ở Ấn Độ Dương với Biển Đông và sẽ trở thành kênh hàng hải tốt hơn so với tuyến đường qua eo biển Malacca. Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận bất kỳ sự tham gia vào dự án, nhưng, trong xã hội Thái Lan đang tăng cường tình cảm chống Trung Quốc. Họ nói rằng, nếu các chuyên gia Trung Quốc sẽ xây dựng kênh bằng tiền của Trung Quốc thì điều đó sẽ dẫn đến việc Trung Quốc quản lý kênh đào và giứ vai trò chủ đạo trên lãnh thổ xung quanh. Có lẽ Bangkok không muốn thổi phồng tâm trạng này bằng cách vội vàng mua ba tàu ngầm của Trung Quốc.
Nga, Đức, Pháp, Thụy Điển và Hàn Quốc cũng đã đề nghị Thái Lan mua tàu ngầm của họ. Nhưng, vào tháng năm 5, Ủy ban quân sự đã lựa chọn ba tàu ngầm lớp Yuan S20 của Trung Quốc. Các chuyên gia Trung Quốc không thể đạt được mức độ giảm tiếng ồn cao như trên tàu ngầm Nga. Tuy nhiên, tàu ngầm S20 vẫn có tiếng ồn cực thấp và được coi là một trong những phiên bản tiên tiến nhất trong lớp này, được trang bị hệ thống vũ khí gồm ngư lôi và tên lửa C-80 tầm bắn xa đến120 km.
Chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, chắc là ban chỉ huy quân đội Thái Lan lên kế hoạch mua tàu ngầm Trung Quốc vì "mức giá hợp lý”: “Nguyên nhân chính tại sao các tàu ngầm này đã thắng trong cuộc đấu giá là do thực tế rằng, Trung Quốc bán phá giá. Bằng cách này Bắc Kinh cung cấp sản phẩm khuyến mãi cho thị trường này. Về các thông số kỹ thuật, thì tàu ngầm Trung Quốc không tốt hơn, và về một số đặc điểm kém hơn so với tàu ngầm lớp “Varshavianka”, kém hơn so với "Amur" của Nga, hoặc các tàu ngầm Đức của lớp này. Nhân tiện xin nói luôn, Mỹ quan ngại với việc Trung Quốc thiết kế chế tạo tàu ngầm lớp này, nhưng, không phải vì các đặc điểm kỹ thuật của nó, mà bởi vì các cơ quan đặc nhiệm Mỹ “không phát hiện kịp thời” chương trình phát triển tàu ngầm của Trung Quốc”.
Trung Quốc cũng có liên quan đến hai dự án khác ở Thái Lan: dự án xây dựng tuyến đường sắt giữa Côn Minh ở miền Nam Trung Quốc qua Lào đến các cảng biển ở phía Nam Thái Lan. Và dự án kênh Kra. Kênh đào Kra sẽ nối liền Biển Andaman ở Ấn Độ Dương với Biển Đông và sẽ trở thành kênh hàng hải tốt hơn so với tuyến đường qua eo biển Malacca. Mặc dù Bắc Kinh phủ nhận bất kỳ sự tham gia vào dự án, nhưng, trong xã hội Thái Lan đang tăng cường tình cảm chống Trung Quốc. Họ nói rằng, nếu các chuyên gia Trung Quốc sẽ xây dựng kênh bằng tiền của Trung Quốc thì điều đó sẽ dẫn đến việc Trung Quốc quản lý kênh đào và giứ vai trò chủ đạo trên lãnh thổ xung quanh. Có lẽ Bangkok không muốn thổi phồng tâm trạng này bằng cách vội vàng mua ba tàu ngầm của Trung Quốc.