Đánh giá của họ xác nhận một giả thiết được đưa ra dựa trên lời khai của "nhân chứng bí mật" — kỹ thuật viên máy bay Evgeni Agapov người Ukraine. Tháng 12 năm 2014, Evgeni Agapov đã ghé tòa soạn Komsomolskaya Pravda và cho biết cụ thể hôm 17 tháng 7 năm 2014, đích thân ông thấy cường kích cơ Su-25 của Ukraine do Đại úy Voloshin điều khiển rời sân bay cùng các tên lửa "không-đối-không" nhưng lúc hạ cánh thì không còn tên lửa nào.
Các chuyên gia giấu tên cũng phân tích những hư hại trên xác máy bay Boeing. Căn cứ bản chất các lỗ đạn, họ đã dựng mô hình hóa vùng tên lửa nổ, tính toán ra khối lượng đầu đạn (từ 10-40 kg), thiết lập hình dạng và trọng lượng mảnh đạn: những hình hộp nặng khoảng 3 gram. Đầu đạn tên lửa bắn trúng chiếc Boeing của Malaysia đã mang khoảng 2-4 nghìn mảnh đạn như vậy.
Theo các chuyên gia, dựa trên thông số thu được thì vai "sát thủ" máy bay Malaysia phù hợp với tên lửa tầm ngắn Python do Israel sản xuất! Tên lửa này trang bị đầu dò ảnh nhiệt tự dẫn loại ma trận, có trọng lượng đầu nổ khoảng 11 kg, gài các mảnh đạn không có hình dạng que.
Theo các nguồn tin công khai, vào đầu những năm 2000 ở Georgia đã tiến hành hiện đại hóa máy bay cường kích Su-25 triển khai các tên lửa "không-đối-không" lớp Python. Bề ngoài, máy bay không có gì khác các phiên bản Su-25 nên rất có khả năng được áp dụng trong vùng xung đột vũ trang thuộc Ukraine, — các chuyên gia nhận định.