Người Việt Nam đầu tiên trong không gian

© Sputnik / Alexander Mokletsov  / Chuyển đến kho ảnhCác thành viên phi hành đoàn tàu vũ trụ "Soyuz-37", Viktor Gorbatko hai lần Anh hùng Liên Xô (bên phải) và Anh hùng Việt Nam Phạm Tuấn tại Trung tâm đào tạo phi hành gia Gagarin.
Các thành viên phi hành đoàn tàu vũ trụ Soyuz-37, Viktor Gorbatko hai lần Anh hùng Liên Xô (bên phải) và Anh hùng Việt Nam Phạm Tuấn tại Trung tâm đào tạo phi hành gia Gagarin. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sự kiện diễn ra cách đây 35 năm, - phóng viên Alexei Syunnerberg của đài phát thanh Sputnik viết. – Vào lúc đêm khuya ngày 23 tháng Bảy theo giờ Moskva và rạng sáng ngày 24 ở Hà Nội.

Tàu vũ trụ Soyuz-37 của Liên Xô xuất phát bay vào bầu trời. Chỉ huy trưởng con tàu là ông Victor Gorbatko, phi hành gia đã hai lần bay quanh hành tinh chúng ta. Phi công nghiên cứu là tân binh vũ trụ Phạm Tuấn.

Trong buổi chuyện trò với tôi trước chuyến bay, ông Phạm Tuấn đã chia sẻ về mơ ước trở thành phi hành gia từ nhỏ, khi ông được biết về chuyến bay của Yuri Gagarin năm 1961. Nhưng những ngày đầu nhập ngũ, thậm chí ông không được tuyển vào phi công vì sức khỏe kém.

Người chiến sĩ trẻ đã khắc phục tất cả những trở ngại về thể lực, để không chỉ trở thành một phi công mà còn là anh hùng trên bầu trời quê hương, người lái chiến đấu cơ Nga bắn rơi "pháo đài bay" B-52 của Mỹ bảo vệ Hà Nội.

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Những sĩ quan Xô Viết đầu tiên tại Hà Nội

Tại Trung tâm Đào tạo vũ trụ ở ngoại ô Moskva, Phạm Tuân phải đối mặt với những khó khăn lớn hơn. Ông đã bóng bẩy so sánh chương trình đào tạo các chuyến bay với tượng đài Người chinh phục không gian ở Moskva. Đó là một đường cong ban đầu thoai thoải rồi nhanh chóng vươn lên dựng đứng, đưa tên lửa lên cao vút giữa bầu trời. Công tác đào tạo từ ngày này sang ngày khác càng thêm phức tạp, khó khăn. Thành công của người học viên trong huấn luyện chính là nhờ vào lòng quyết tâm của chính mình, nhờ sự giúp đỡ tận tình từ tập thể cán bộ trung tâm, các phi công Nga đã từng bay trong không gian.

Ngày khởi hành đã tới. Có một chi tiết thú vị của ngày 24 tháng 7, trước đấy đã đi vào lịch sử Việt Nam, trở thành một dòng trong biên niên sử sự hợp tác giữa hai nước. Cũng vào ngày 24 tháng Bảy nhưng là trước đó 15 năm, các tổ hợp tên lửa phòng không Xô viết vừa được Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp nhận đã hoàn thành xuất sắc thử thách chiến đấu đầu tiên. Kể từ đấy, 24 tháng Bảy trở thành Ngày Binh chủng tên lửa Việt Nam.

Đứng bên một tên lửa khác giờ đây mang theo sứ mệnh hòa bình, phi công Phạm Tuấn đã báo cáo với Ủy ban Chính phủ về sự sẵn sàng cho chuyến bay.

"Tôi rất sung sướng được thấy Tổ quốc mình tham gia vào công cuộc nghiên cứu khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, vì lợi ích của toàn thể loài người."

Phạm Tuân, phi công vũ trụ Việt Nam

Chuyến bay kéo dài tám ngày. Các phi hành gia đã thực hiện hàng loạt công việc nghiên cứu. Trong đó có các chương trình do giới làm khoa học Việt Nam đề soạn. Trong chuyến bay đặc biệt chú ý đến hoạt động chụp hình các lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Những tài liệu này đã tích cực hỗ trợ cho đội ngũ lâm nghiệp Việt Nam theo dõi quá trình phục hồi rừng bị tàn phá trong chiến tranh, giúp các nhà ngư nghiệp xác định vùng đánh bắt cá triển vọng. Dữ liệu ảnh vệ tinh được sử dụng trong quá trình xây dựng các nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An, trong đề án thiết kế của liên doanh Vietsovpetro. Tới ngày nay, tài liệu ảnh vũ trụ vẫn không mất đi tính thực tế. Được các nhà thiết kế nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận, các nhà xây dựng đường giao thông, cầu cống, các nhà địa chất thăm dò tài nguyên thiên nhiên của đất nước tìm tòi tham khảo. Dựa vào những nghiên cứu được tiến hành trong thời gian chuyến bay Soyuz-37, nhiều nhà khoa học Việt Nam đã bảo vệ thành công luận án khoa học.

Phạm Tuân, phi công vũ trụ

Chương trình của chuyến bay hoàn thành vào ngày 31 tháng Bảy, các phi hành gia Nga và Việt trở về Trái đất.

Anh hùng Phạm Tuấn cho biết:

"Khi cánh cửa mở ra, tôi nhìn thấy gương mặt hân hoan, hạnh phúc của các nhân viên đội tìm kiếm, thấy người dân địa phương đang tươi cười. Bầu khí quyển thân thuộc của Trái đất lập tức làm chúng tôi thấy sảng khoái, quên đi mệt mỏi. Chúng tôi được chào đón như những người thân trong gia đình — điều đó suốt đời khó thể quên."

Phạm Tuân

Một lần nữa lại có sự trùng hợp mang tính biểu tượng. Hai mươi hai năm trước đấy cũng vào ngày 31 tháng 7, Hội Liên Xô-Việt Nam đã ra đời ngày nay là Hội hữu nghị Nga-Việt. Trong số những người đã đón Victor Gorbatko và Phạm Tuấn dưới mặt đất có Chủ tịch Hội German Titov, nhà du hành vũ trụ số 2 của Liên Xô. Tiếp xúc với ông vào năm 1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chia sẻ mong muốn có ngày công dân Việt Nam sẽ bay vào không gian. Giờ đây, mơ ước đã thành. Giống như câu chuyện cổ tích về cậu bé Thánh Gióng bay lên trời đã thành hiện thực.

 

 

 

 

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала