Ai là người đầu tiên ở Nga viết sách dạy tiếng Việt?

© Flickr / World Bank Photo CollectionTiếng Việt
Tiếng Việt - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đài "Sputnik" tiếp nối chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua” nói về lịch sử quan hệ và hợp tác Nga-Việt.

 Trong sự phát triển quan hệ giữa hai nước có một phần đóng góp không nhỏ của các bộ từ điển và sách giáo khoa, đã giúp người Nga và người Việt giao tiếp, hiểu nhau và giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.

Vậy ai là tác giả sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên ở Nga?

Tiếng Nga - Sputnik Việt Nam
Tiếng Nga đã đến với Việt Nam khi nào và bằng cách nào?
Ông có tên Anh là George và tên Nga là Minin. Trên thực tế, cả hai tên này đều là bí danh cách mạng khi ông hoạt động ở Moskva, trong tổ chức Quốc tế cộng sản. Tên thật của ông là Nguyễn Khánh Toàn. Chủ tịch tương lai của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam sống và làm việc tại Moskva 11 năm, từ cuối những năm 20 đến cuối những năm 30 thế kỷ trước. Ông là sinh viên, sau đó thành nghiên cứu sinh của trường Đại học Cộng sản Lao động phương Đông, chuyên đào tạo cán bộ cách mạng cho nước ngoài. Ở đây có khoảng sáu mươi người Việt Nam theo học, trong số đó có Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập. Từ năm 1933, Nguyễn Khánh Toàn là người thứ hai, sau Hồ Chí Minh, trở thành giáo viên trong hệ thống đào tạo của Quốc tế cộng sản. Ông đã thuyết trình về lịch sử phong trào cách mạng. Ông biết tiếng Nga một cách xuất sắc, hoàn toàn làm chủ được ngôn ngữ này, từng dịch trước tác của Lenin và Stalin sang tiếng Việt. Ông là tác giả của nhiều công trình về lịch sử Đông Dương hiện đại. Năm 1933 tại Moskva đã xuất bản sách giáo khoa tiếng Việt đầu tiên ở Liên Xô, và sau đó tác giả bắt đầu biên soạn từ điển Nga-Việt. Công trình này mới ở dạng dự thảo, sau đó tác giả Nguyễn Khánh Toàn ra khỏi nước Nga nên chưa kịp hoàn thành.

Người tiếp tục quảng bá tiếng Việt ở Liên Xô là Yulian Schutsky, nhà phương Đông làm việc ở Leningrad, nay là St. Petersburg. Ông là người Nga đầu tiên soạn sách giáo khoa tiếng Việt. Chuyện đó xảy ra vào năm 1934. Tiếc thay, sách giáo khoa không kịp xuất bản vì Yulian Schutsky bị đàn áp dưới thời Stalin.

Cách mạng tháng Tám và việc thành lập quan hệ ngoại giao Xô-Việt đã hồi sinh mối quan tâm đến việc học tiếng Việt. Kể từ giữa những năm 50, các trường đại học lớn trong cả nước đã trở lại soạn thảo sách giáo khoa dạy tiếng Việt, làm từ điển Nga-Việt và Việt-Nga.

Theo sách giáo khoa của các tác giả Nga, trong nhiều thập kỷ qua tiếng Việt được nghiên cứu ở nhiều trường đại học ở Moskva, St. Petersburg, Vladivostok. Các bộ từ điển Nga-Việt và Việt-Nga xuất bản ở Nga mỗi lần tái bản lại tăng thêm khối lượng từ. Từ vài ngàn từ trong phiên bản năm 1955 lên đến 36.000 sau 5 năm và đến 43 000 vào năm 1977. Công trình xuất bản gần đây nhất là Từ điển mới (Đại Từ điển) Nga-Việt hai tập, đã lên đến 80 000 từ và cụm từ. Công việc biên soạn đã được đội ngũ các chuyên gia Nga và Việt thực hiện trong gần hai mươi năm. Tham gia công trình này có nhà báo của Ban Việt ngữ đài "Sputnik", TS Đặng Thị Hồng Hạnh và thời gian cuối trước khi xuất bản có thêm chị Tatiana Rumyantseva — phát thanh viên của đài.  

Mặc dù có những thiếu sót không thể tránh khỏi trong công trình tầm cỡ như vậy, Đại Từ điển Nga-Việt được cả hai phía Nga Việt đánh giá cao, — Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại LB Nga, TS Nguyễn Đình Hoàng ghi nhận. Từ điển này đã mang lại những lợi ích không thể phủ nhận cho bất cứ ai quan tâm đến Việt Nam và Nga, đặc biệt quan trọng đối với các chuyên gia nghiên cứu trong những ngành khoa học khác nhau.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала