Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Quy tắc ứng xử trên Biển Đông: Tán thành và phản đối

Đăng ký
Ngày 29 tháng Bảy, ở Trung Quốc bắt đầu vòng tham vấn giữa các đại diện cấp cao của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các nước ASEAN về hoạch định tài liệu Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyệt nhiên không quan tâm đến việc soạn thảo Qui tắc này, nhưng trong lập trường  của các nước ASEAN về vấn đề này cũng không phải mọi sự đều giản đơn, — chuyên viên khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin nêu nhận xét.

Chuyên viên Nga nhắc rằng tại Singapore đã tổ chức nhiều vòng tham vấn về việc chuẩn bị Bộ luật. Nhưng những câu hỏi có tính thủ tục không thúc đẩy công việc tiến xa hơn. Mà vướng mắc trước hết là bởi những đòi hỏi do phía Trung Quốc đưa ra. Vấn đề là ở chỗ, các cuộc tham vấn tiến hành trong khuôn khổ nhóm làm việc thực thi Tuyên bố về hành vi của các bên ở Biển Đông, được ký kết năm 2002. Không ai thi hành văn kiện này, cả Trung Quốc lẫn các nước ASEAN, bởi đó là Tuyên bố chứ không phải Luật, không phải là tài liệu có tính ràng buộc pháp lý. Các đại diện Trung Quốc đòi thảo luận trước hết về việc thực hiện Tuyên bố trên, rồi sau đó mới chuyển sang những vấn đề của Bộ Luật. Còn các nước ASEAN đề xuất tham khảo ý kiến ​​cả về Tuyên bố cũng như về Luật song song với nhau.

Hishamuddin Hussein - Sputnik Việt Nam
Các nước ASEAN trao đổi thông tin tình báo

Thực tế cho thấy rằng người Trung Quốc chẳng cần Bộ luật này. Họ hoàn toàn thỏa mãn với tình trạng thiếu nề nếp trên Biển Đông, khi họ làm gì tùy ý. Trung Quốc không muốn bất kỳ hạn chế nào ở đây — những bằng chứng về xu thế này xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn.

Chuyên viên khoa học chính trị người Nga Grigory Lokshin  nhận định:

"Nhìn chung, hiển nhiên, Bộ luật này sẽ có lợi hơn cho các nước ASEAN. Thế nhưng trong lập trường của họ không phải là  mọi sự đều đơn giản. Giữa họ với nhau hiện chưa có sự nhất trí về nhiều chi tiết. Thí  dụ, về phạm vi địa lý với hiệu lực của Bộ luật. Việt Nam cho rằng trong khu vực hiệu lực cần gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Còn Malaysia, Campuchia và một số quốc gia khác phản đối ý tưởng đó. Họ tuyên bố rằng Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp song phương của Việt Nam và Trung Quốc, ngoài hai nước này không thêm ai có tham vọng về Hoàng Sa, và do đó không cần lôi kéo những nước thứ ba vào cuộc tranh chấp".

ASEAN - Sputnik Việt Nam
ASEAN nhất trí thành lập cơ cấu ngân hàng hội nhập

Chuyên viên Nga nói tiếp, trong trường hợp được thông qua, Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông có thể trở thành văn kiện Luật như vậy đầu tiên trong thực tiễn thế giới. Nhưng không nên đánh giá quá cao ý nghĩa của nó. Bộ luật này không liên quan và không thể  động chạm đến vấn đề chủ quyền. Về mặt lý thuyết nó chỉ có thể tạo ra bầu không khí thuận lợi với sự tin cậy cao hơn. Sẽ có chí ít là bước đi nào đó về phía trước, để bằng cách nào đó hạn chế Trung Quốc. Mà cũng chính vì thế nên Trung Quốc không quan tâm đến tài liệu này.  

Như vậy, công việc thực tế theo hướng hoạch định và phê chuẩn Qui tắc ứng xử sẽ diễn ra chậm chạp và dần dần, không có cơ sở nào để trông đợi giải pháp "đột phá". Trong vấn đề này sẽ tiếp diễn cả tác động từ lập trường của Trung Quốc và thực trạng thiếu vắng thống nhất giữa các nước ASEAN, trong khi ở mức độ nhất định hàng loạt các nước trong  Hiệp hội vẫn có sự phụ thuộc về tài chính và kinh tế từ Trung Quốc. Về bản chất công việc, Bộ luật chỉ có thể được thông qua trong điều kiện cân bằng lực lượng tại khu vực.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала