Các vấn đề vướng mắc chính hiện nay là mức thuế dành cho hàng nông nghiệp nhập khẩu vào Nhật Bản và thuế hàng công nghiệp chế tạo máy móc của Nhật Bản xuất khẩu sang Mỹ.
Cuộc đàm phán của Bộ trưởng Thương mại 12 nước tham gia thành lập Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ được tổ chức từ ngày 28-31 tháng Bảy tại Hawaii.
"Quốc hội đã thông qua quyết định về việc Nhật Bản gia nhập Thỏa thuận TPP, đã muộn để phản đối. Yêu cầu của chúng tôi là bảo vệ 5 sản phẩm "nhạy cảm" trước các tác động tiêu cực. Nếu nói về gạo, cụ thể là nói về gạo hạt tròn. Gạo hạt dài không quan trọng đối với người Nhật như gạo hạt tròn. Bên cạnh đó, nếu nói về diện tích, chúng tôi không thể để cạnh tranh với Mỹ và các nước trồng lúa khác trong khu vực. Đối với chúng tôi, điều quan trọng là chính phủ đã lắng nghe, bởi vì điều đó phản ánh lợi ích không chỉ của các nhà sản xuất, mà còn là lợi ích của đông đảo người tiêu dùng Nhật Bản."
Theo dự báo của các nhà phân tích Nhật Bản, do kết quả gia nhập thỏa thuận TPP, tổng thu nhập ngành nông nghiệp Nhật Bản tại thời điểm hiện nay ước tính khoảng 7,1 nghìn tỷ yên sẽ giảm khoảng 3 nghìn tỷ yên — chủ yếu là do giảm sản xuất gạo, thịt lợn và thịt bò nội địa. Rõ ràng là các nhà sản xuất nông nghiệp Nhật Bản sẽ bị thiệt hại do gia nhập TTP. Câu hỏi đặt ra là liệu điều này có thể được bù đắp bằng lợi thế của các nhà sản xuất Nhật Bản trong những lĩnh vực khác hay không? Đó là các ngành như xuất khẩu xe hơi, thiết bị điện tử và các sản phẩm khác của ngành công nghiệp chế biến, sẽ được phép tiếp cận tốt hơn vào thị trường của các nước khác, để đổi lấy tự do hóa nhập khẩu hàng thực phẩm. Trong khi đó, các công ty chế tạo xe hơi Mỹ không hoan nghênh Nhật Bản tham gia TPP. Tức là đang diễn ra sự tìm kiếm khó khăn để có một giải pháp thỏa hiệp.