Trong khi các biện pháp trừng phạt bị áp đặt chống Tehran, Nga gần như có độc quyền về cung cấp nhiên liệu cho chương trình hạt nhân của Iran. Chủ yếu là tập đoàn "Rosatom" của Nga cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran. Bây giờ Trung Quốc cũng tiếp cận thị trường Iran với dự án lò phản ứng hạt nhân. Trung Quốc và Iran đã ký kết thỏa thuận về xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân trên bờ biển phía Nam của đất nước này. Theo tờ The Diplomat, Bắc Kinh cố gắng "ép" Nga ra khỏi thị trường Iran. Tuy nhiên, ý đồ này không gây bất ngờ cho Matxcơva, tạp chí The Diplomat viết.
"Rosatom" vẫn giữ vị trí hàng đầu trong ngành năng lượng điện hạt nhân của Iran. Tập đoàn Nga đã ký kết thỏa thuận với Iran về việc trong triển vọng ngắn hạn và trung hạn sẽ xây dựng các lò phản ứng mới cho nhà máy điện hạt nhân Bushehr. Theo thỏa thuận này, Nga cũng sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới ở Iran với bốn lò phản ứng do Nga thiết kế chế tạo. Tạp chí The Diplomat cho biết, ngoài ra, trong nửa đầu năm 2015, "Rosatom" đã ký kết một số thỏa thuận và hợp đồng trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Dự án đầy tham vọng nhất là việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân "Akkuyu" ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng đã ký kết thỏa thuận với Jordan về xây dựng một nhà máy điện hạt nhân. Vào tháng 2 năm 2015, Tổng thống Nga và Tổng thống Ai Cập đã ký kết thỏa thuận sơ bộ về xây dựng nhà máy điện hạt nhân thương mại đầu tiên ở Ai Cập. Vào tháng Tư, trong thời gian chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, hai bên đã đạt được thỏa thuận về việc bước vào giai đoạn cuối cùng chuẩn bị thỏa thuận về xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam và thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân. Hợp đồng với Saudi Arabia đã tạo ra cơ sở pháp lý cho sự hợp tác song phương với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Theo tạp chí The Diplomat, mở rộng thị phần trên thị trường lò phản ứng hạt nhân là một phương hướng ưu tiên trong chính sách của Matxcơva. Nhiệm vụ này là khả thi. Chứng tỏ về điều đó là tuyên bố của Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg vào tháng Sáu năm nay, ông đã nói, Nga có kinh nghiệm tiên tiến nhất trong ngành năng lượng hạt nhân và đang tích cực phát triển các công nghệ hạt nhân sẽ được sử dụng trong tương lai.
Theo tạp chí The Diplomat, mở rộng thị phần trên thị trường lò phản ứng hạt nhân là một phương hướng ưu tiên trong chính sách của Matxcơva. Nhiệm vụ này là khả thi. Chứng tỏ về điều đó là tuyên bố của Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Yukiya Amano. Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg vào tháng Sáu năm nay, ông đã nói, Nga có kinh nghiệm tiên tiến nhất trong ngành năng lượng hạt nhân và đang tích cực phát triển các công nghệ hạt nhân sẽ được sử dụng trong tương lai.