Các vị thị trưởng của các thành phố này đã yêu cầu Mỹ xin lỗi. Còn Tokyo thì dường như không cần lời xin lỗi ấy.
Hàng trăm ngàn người đã thiệt mạng ở Hiroshima và Nagasaki. Sau đó, trong những năm qua, hàng trăm ngàn người Nhật Bản đã chết trong đau đớn vì nhiễm xạ. Hầu hết trong số họ là dân thường. Điều này có nghĩa rằng vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki là tội ác chiến tranh. Nhưng Hoa Kỳ đã không xin lỗi nhân dân Nhật Bản. Mà các nhà chức trách của Nhật Bản cũng như các phương tiện truyền thông Nhật Bản, có vẻ như cũng không yêu cầu xin lỗi và nói chung có thái độ khá lạ lùng đối với chủ đề đánh bom nguyên tử. Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản của Viện phương Đông, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga Valery Kistanov cho biết:
"Các phương tiện truyền thông Nhật Bản có phương pháp tiếp cận một chiều đối với chủ đề này. Hầu như không có tờ báo hay tạp chí nào cố gắng tìm hiểu lý do, tại sao Hoa Kỳ phải viện đến phương pháp chiến tranh dã man như vậy. Ngược lại, các phương tiện truyền thông và các chính trị gia Nhật Bản thường bỏ qua thực tế này, đơn giản là cố tình im lặng trước hành vi vô nhân đạo, đã giết chết hàng ngàn người vô tội. Thông tin về các vụ đánh bom nguyên tử được đề cập một cách trừu tượng và không nói gì đến đất nước sản xuất. Tức là hoàn toàn không nhắc nhở gì đến Hoa Kỳ. Lý do rất đơn giản: nước Mỹ ngày nay là đồng minh quân sự-chính trị chính của Tokyo. Hơn nữa, Nhật Bản, đất nước phải chịu tấn công bom hạt nhân Hoa Kỳ, hiện nay đang ở dưới chiếc ô hạt nhân của Mỹ. Đối với đại đa số người Nhật, Mỹ là bảo lãnh duy nhất cho an ninh Nhật Bản, khi mà nước này đang phải đối mặt với tiềm năng sức mạnh gia tăng của Trung Quốc.
Quan điểm chính thức của Washington là những quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã được thiết kế để Nhật Bản đầu hàng nhanh chóng hơn và bảo vệ mạng sống của hàng chục ngàn binh sĩ và hàng trăm thường dân Mỹ tại Nhật Bản, là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp quân đội Mỹ đổ bộ xuống hòn đảo chính của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà sử học Mỹ, ví dụ, nhà sử học Tsuyoshi Hasegawa gốc Nhật, lại cho rằng Tokyo đã buộc phải đầu hàng không phải do đánh bom nguyên tử, mà là do Liên Xô kịp thời thâm nhập vào cuộc chiến chống Nhật Bản. Điều này có nghĩa rằng, ngay cả những người Mỹ cũng phải thừa nhận là vụ đánh bom dã man xuống Hiroshima và Nagasaki đã không được quyết định bởi các mục tiêu quân sự.
Xin nói thêm là, theo các tài liệu được phát tán bởi "Wikileaks", trong năm 2009, Tổng thống Barack Obama đã chuẩn bị đến thăm Hiroshima và nói lời xin lỗi chính thức với nhân dân Nhật Bản về các vụ đánh bom nguyên tử. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thuyết phục người Mỹ từ bỏ ý tưởng về lời xin lỗi, và nói rằng hành động đó còn "quá sớm." Theo các chuyên gia, chính quyền Nhật Bản lo ngại rằng, với sự hiện diện của Barack Obama tại buổi lễ kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima, công dân Nhật Bản sẽ tố cáo hành động dã man của Mỹ, và trao con Át chủ bài vào tay phe phản đối liên minh quân sự với Hoa Kỳ. Hiện nay, khi mà Thủ tướng Abe tăng cường liên minh với Hoa Kỳ như là bảo lãnh chính cho nền an ninh của Nhật Bản, có thể tin rằng, trong tương lai gần, chủ đề đòi Mỹ chính thức xin lỗi sẽ không được Tokyo nêu lên.