Các nước khởi xướng sáng kiến thành lập toà án (Malaysia, Hà Lan, Úc, Bỉ và Ukraina) đã tuyên bố rằng, họ sẽ tìm kiếm phương án khác để tổ chức tòa án quốc tế. Luật sư Nga Ilya Remeslo viết:
Cần phải tập trung vào những lý do tại sao Nga phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trước hết bởi vì hiện nay không có một cuộc điều tra kỹ lưỡng với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, vì Nga bị tước khả năng tiếp cận các dữ liệu của nhóm điều tra viên quốc tế. Thứ hai, rõ ràng là, các nước khởi xướng sáng kiến thành lập toà án quốc tế, mà đằng sau họ là Hoa Kỳ, giữ lập trường có phần thiên vị. Và thứ ba: vụ bắn rơi chiếc máy bay Boeing là một hành vi phạm tội hình sự, chứ không phải là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh, vì vậy hành vi này không thể được xem xét tại tòa án quốc tế.
Theo thủ tục tố tụng hình sự hiện đại (cả trong nước và quốc tế) cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn xét xử công bằng, phổ biến tại tất cả các nước thuộc thế giới văn minh. Cả ở châu Âu và Hoa Kỳ, vụ án hình sự không thể được xem xét tại tòa án chừng nào chưa kết thúc quá trình điều tra, chừng nào bị cáo chưa tiếp cận các hồ sơ. Pháp luật quốc tế cũng dựa trên các tiêu chuẩn này. Thế thì tại sao Tòa án về vụ máy bay Boeing phải là một ngoại lệ? Tại sao để xác định nguyên nhân và thủ phạm của thảm họa này phải có một tòa án diễn ra đằng sau cánh cửa đóng kín, chứ không phải các cơ quan quốc tế có thẩm quyền, ủy quyền bởi Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế?
Dựa theo luật pháp quốc tế, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập toà án khi phải điều tra hành vi diệt chủng, tội ác chống lại hòa bình và an ninh. LHQ chưa bao giờ thành lập tòa án quốc tế để xét xử một hành vi phạm tội duy nhất, trong trường hợp này là vụ bắn rơi máy bay dân sự. Để so sánh, hãy nhớ lại một thảm kịch khác — vụ tai nạn chiếc máy bay Airbus A300 của Iran trên Vịnh Ba Tư vào năm 1988. Tàu tuần dương của Hải quân Mỹ đã bắn rơi "do nhầm lẫn" chiếc máy bay với 290 hành khách ở vùng biển trung lập. Cả Hoa Kỳ lẫn các đồng minh phương Tây của họ không đòi hỏi thành lập tòa án quốc tế. Hơn nữa, Mỹ chưa bao giờ chính thức thừa nhận trách nhiệm pháp lý về những gì đã xảy ra và đã không mang lại một lời xin lỗi chính thức, ngược lại họ nhấn mạnh rằng thủ thủy đoàn của tàu tuần dương đã hành động hợp pháp. Bình luận về sự cố này, ông George Bush, khi đó là Phó Tổng thống, đã tuyên bố rằng, Mỹ không bao giờ đưa ra lời xin lỗi, dù có đủ dữ liệu khác nhau". Tuy nhiên, trong trường hợp với Boeing, Hoa Kỳ đã áp dụng các tiêu chuẩn khác. Họ đã sử dụng thảm kịch này cho mục đích chính trị, để gây sức ép với Nga.
Sau khi Nga phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an, những người khởi xướng đề xuất này bắt đầu tìm kiếm những phương án tùy chọn. Ví dụ, đề nghị để Malaysia, Hà Lan, Úc, Bỉ và Ukraina thành lập tòa án riêng; hoặc thành lập tòa án quốc tế thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc; hoặc thành lập tòa án tại một trong những quốc gia đó. Tất cả các phương án tùy chọn này là rất đáng ngờ từ quan điểm pháp lý và không có bất kỳ tiền lệ nào.
Điều đáng ngạc nhiên là trong số các phương án tùy chọn nói ở trên không có phương án đơn giản nhất và hợp lý nhất- phiên toà xét xử tại Tòa án Quốc tế của LHQ. Iran đã chọn lựa phương án này khi Hải quân Mỹ bắn hạ chiếc máy bay Airbus của họ. Vì phải đối mặt với các dữ liệu không thể chối cãi được, phía Mỹ đã buộc phải đi đến thỏa thuận hòa giải tại tòa án, tòa án đã xác định tội của Mỹ.
Các nước khởi xướng sáng kiến thành lập tòa án quốc tế khẳng định rằng, họ có những bằng chứng không thể chối cãi về việc Nga có dính líu vào vụ bắn rơi chiếc Boeing, thế thì tại sao họ không giới thiệu các dữ liệu đó tại phiên xử công khai? Chắc là, những nguyên nhân của thái độ "không kiên quyết" là như sau:
Đầu tiên, Mỹ, nước đứng đằng sau sáng kiến thành lập tòa án, được biết đến với thái độ khinh thị với các cơ chế quốc tế không thuộc phạm vi kiểm soát của họ. Vào năm 1986, Tòa án quốc tế của LHQ đã xác định được rằng, Hoa Kỳ đã gây ra cuộc chiến ở Nicaragua, hành động đó vi phạm một số cam kết pháp lý quốc tế của Mỹ. Và Toà án quốc tế đã thông qua quyết định, Hoa Kỳ phải thanh toán khoản bồi thường khổng lồ, nhưng, cho đến nay Mỹ vẫn chưa trả. Sau đó, Hoa Kỳ từ chối công nhận quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế.
Thứ hai, các nước yêu cầu thành lập tòa án trên thực tế không cần đến một phiên tòa công khai và trung thực để xác định ai chịu trách nhiệm về vụ tai nạn máy bay Boeing. Thảm kịch này chỉ được sử dụng như một cái cớ để thổi phồng về "sự xâm lăng của Nga" ở Ukraina.