Trung Quốc lăm le trở lại Azadegan

© Fotolia / Borna_MirQuốc kỳ Iran
Quốc kỳ Iran - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc và Nga sẽ không siết chặt biện pháp trừng phạt chống Iran.

Đó là tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, cảnh báo Quốc hội Mỹ, nơi đã vang lên lời hô hào lật lại thỏa thuận hạt nhân với Iran. Chính Trung Quốc cũng phát tín hiệu mạnh cho Quốc hội Hoa Kỳ. Bắc Kinh  lần đầu tiên tham gia cuộc đua tranh vì thị trường Iran sau khi khởi đầu giai đoạn tháo bỏ trừng phạt Tehran. Bắc Kinh chuẩn bị có giao kèo lớn nhất và vang dội nhất với Tehran sau khi ký kết thỏa thuận của Iran với "bộ sáu" về chương trình hạt nhân của nước này, tại Vienna hôm 14 tháng Bảy.

Điện Capitol Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam
Obama: nếu không thông qua thỏa thuận với Iran, cuộc chiến mới có thể bắt đầu
Trung Quốc đang thảo luận với Iran về những điều kiện cung cấp 24 chiến đấu cơ đổi lấy quyền vận hành khu mỏ  Azadegan  trong thời hạn 20 năm. Giá thành giao kèo là khoảng 1 tỷ USD. Hợp đồng đang trong giai đoạn thương thảo sơ bộ, nhưng đã gây tiếng vang lớn rong khu vực. Nếu Tehran nhận được các máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất, có đặc điểm tương tự như  F-16 của Mỹ, thì trên thực tế Iran sẽ đủ sức kiểm soát toàn bộ vùng trời vịnh Ba Tư.

Trong trường hợp thương lượng thành công, Trung Quốc không chỉ thỏa mãn cơn khát năng lượng đang ngày càng gay gắt. Azadegan là một trong những mỏ dầu lớn nhất của Iran. Vấn đề là ở chỗ, nửa năm trước đây, Iran đã gạt Trung Quốc ra khỏi  đề án “Azadegan”. Xì-căng-đan xảy ra sau khi tập đoàn Trung Quốc CNPC xé hợp đồng, mới khoan được 7 trong số 185 giếng hứa hẹn. Không loại trừ là đằng sau việc hủy hợp đồng với Trung Quốc dù sao vẫn là phản ứng đáp trả biện pháp trừng phạt chống Iran. Dù rằng, liên quan đến chuyện nhập khẩu dầu Iran, Trung Quốc đã khôn khéo tránh né lệnh trừng phạt quốc tế. Trong những năm gần đây Trung Quốc là khách hàng chính mua dầu của Iran, vượt cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Nhân đây cần nói, hóa ra không chỉ riêng có Trung Quốc nhắm đến mỏ dầu Azadegan. Trước đó Iran đã bán quyền khai thác mỏ cho “Ispeks” — tập đoàn nửa Nhà nước của Nhật Bản. Tuy nhiên, tập đoàn này đã  hủy nghĩa vụ hợp đồng về trang bị mỏ này và cung cấp tài trợ ưu đãi cho dự án nhờ vào khoản tín dụng của Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc tại một lễ duyệt binh - Sputnik Việt Nam
Nga và Trung Quốc sẽ cùng kỷ niệm 70 năm đánh tan đế quốc Nhật Bản
Ngay cả trước khi được rõ về dự án giao kèo trao đổi hiện vật lấy hiện vật giữa Trung Quốc và Iran — "đổi máy bay chiến đấu lấy mỏ dầu Azadegan" – đã rò rỉ thông tin rằng Nhật Bản cũng dự định gõ vào cánh cửa mà Iran đã sập lại 10 năm về trước. Nhưng dù sao Trung Quốc đã qua mặt được Nhật Bản trên sàn đấu “Azadegan”. Triển vọng nhận những chiến đấu cơ hiện đại, như đang thấy, có vẻ mua chuộc được cảm tình của Tehran hơn cả.
 
Chuyên viên phân tích dầu Sergei Agibalov từ Viện Năng lượng và Tài chính dự đoán rằng Trung Quốc còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty năng lượng phương Tây ở thị trường Iran.


 “Iran là cầu thủ đầy triển vọng và tầm cỡ trên thị trường dầu mỏ, vì thế tại đây sàn thi đấu khá rộng rãi chứ không chật hẹp. Tại đây có thể bố trí  nhiều cầu thủ nước ngoài. Trung Quốc có sức cạnh tranh về trình độ công nghệ. Đương nhiên, cuộc cạnh tranh này qua mỗi năm đều tăng cao, nhưng nếu  nói về đặc điểm phức tạp của khu mỏ, về độ sâu của vỉa dầu, thì hiện tại lợi thế vô điều kiện nghiêng về phía các công ty phương Tây. Iran hiện nay đang trải qua thời kỳ không giản đơn – không đủ đầu tư, đã dồn vốn trong những năm gần đây. Có cả một số điểm tụt hậu về công nghệ do tác động chịu trừng phạt nhiều năm. Vì vậy, bây giờ  Iran sẽ trực tiếp mời các công ty nước ngoài, phát triển lĩnh vực này dựa vào nguồn vốn tư bản nước ngoài. Hiển nhiên có thể nói về cuộc bùng nổ dầu mỏ Iran, nhưng không phải là chỉnh lý toàn bộ thị trường dầu mỏ nói chung”.


Trung Quốc  đã thực hiện bước đột phá đầu tiên trên thị trường năng lượng ngay sau khi thoạt tiên ở Vienna rồi  tiếp đến là ở Liên Hợp Quốc “bật đèn xanh” để tháo  bỏ dần  các biện pháp trừng phạt chống Tehran. Bước đột phá đó là thỏa thuận xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở miền nam đất nước này. Không được rõ chi tiết, nhưng như vậy  Iran đã trở thành sàn giao dịch nước ngoài lớn nhất để Trung Quốc cung cấp dịch vụ thiết kế, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала