Tuy nhiên, ở Nga, những sản phẩm trong danh sách cấm vận bị coi như hàng lậu và từ ngày 6 tháng Tám sẽ bị tiêu hủy.
"Ngài Tổng thống Putin, đừng tiêu hủy các sản phẩm. Hãy cho phép những đồng hương của ngài mua chúng và tận hưởng các đề nghị tốt đẹp của Ba Lan và Liên minh châu Âu, vốn đang sẵn sàng hợp tác với cộng đồng Nga",- Bộ trưởng kết luận.
Lý do Nga cấm vận thực phẩm hồi năm ngoái là do EU và Hoa Kỳ thông qua những gói biện pháp trừng phạt mới. Lệnh cấm vận được áp dụng đối với các sản phẩm thịt và sữa, trái cây, rau quả và các loại hạt từ những quốc gia này. Sản phẩm từ Nhật Bản không thuộc diện cấm vận do lãnh đạo Nga đã tính đến lập trường tương đối mềm dẻo của Tokyo trong việc tham gia trừng phạt chống Nga.
Như trợ lý cho người đứng đầu Rosselkhoznadzor, ông Alexey Alekseenko tuyên bố, kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêu hủy các sản phẩm trong danh sách cấm vận, lưu lượng hàng lậu đã giảm xuống đến vài lần. Ông cũng gọi việc tiêu hủy các lô hàng bị cấm nhập khẩu là "đòn kinh tế đánh vào hàng lậu".
Hậu quả của việc Nga thông qua lệnh cấm vận thực phẩm và gia hạn thêm một năm nữa là rất dễ nhận thấy đối với châu Âu. Theo chủ tịch liên đoàn chủ trang trại châu Âu và nhân viên nông nghiệp (Copa-Cogeca), ông Albert Jan Maat, giới nông nghiệp EU vì lệnh cấm vận đã mất 5,5 tỷ euro, thiệt hại nặng nề nhất là các nhà sản xuất tại Ba Lan, Phần Lan, Đức và Italy.