Như nhận xét của nhà thiên văn học Australia Simon Driver, bản thân thực tế Vũ trụ đang dần tối đi và diệt vong từ từ, không phải là một khám phá mới — giới chuyên viên vật lý-thiên văn đã nghi ngờ về chuyện này ngay từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên bản thân "cơn hấp hối" và tốc độ cùng quy mô tiêu vong của Vũ trụ vẫn là phạm trù chưa được nghiên cứu. Simon Driver và các đồng nghiệp của ông khẳng định rằng tiến trình như vậy đang thực sự xảy ra và đã có thể ước tính vận tốc tắt dần của Vũ trụ, sau khi theo dõi các thiên hà lân cận với sự hỗ trợ của hàng chục kính thiên văn bố trí trên mặt đất và trên quĩ đạo.
Tổng cộng, các nhà thiên văn học đã ước tính được lực bức xạ phát ra từ 220.000 thiên hà nằm cách Trái đất của chúng ta hai tỷ năm ánh sáng. So sánh độ sáng vào những thời kỳ khác nhau, các chuyên viên nhận thấy rằng 2,3 tỷ năm về trước, Vũ trụ bao quanh chúng ta phát ra ánh sáng nhìn thấy được và những hình thức khác của năng lượng mạnh hơn hai lần so với hiện nay. Điều đó có nghĩa là Vũ trụ thực sự đang yếu dần và khoảng 100 nghìn tỷ năm nữa, nó sẽ lâm vào tình trạng "ngủ mãi không thức dậy" hay cái gọi là kỷ nguyên Tận thế của Vũ trụ và tất cả sẽ trở nên cực tối tăm. Vào thời kỳ đó, trong Vũ trụ nói chung sẽ thoái hóa vật thể — những hố đen, sao lùn trắng, sao lùn nâu và sao neutron, cũng như những hành tinh sống sót cuối cùng. Tiếp đến, toàn bộ sẽ bị hủy diệt, và các sao lùn trắng cùng sao neutron sáp nhập với lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà của chúng. Khi đó bắt đầu thời kỳ áp chót trong cuộc sống của Vũ trụ — kỷ nguyên của hố đen, kết thúc qua thời gian vô cùng dài. Trong giai đoạn này, mọi lỗ đen hiện hữu sẽ bốc hơi và trong Vũ trụ vào thời khắc đó sẽ chỉ có các electron, photon và positron.