Sau khi Thủ tướng Narendra Modi phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Ufa rằng, "các lệnh trừng phạt không bao giờ có thể ngăn cản sự phát triển thịnh vượng của bất kỳ quốc gia", nhiều chuyên gia Ấn Độ đã bắt đầu công khai chỉ ra sự vô nghĩa và vô ích của các biện pháp trừng phạt Nga.
Giám đốc Điều hành Liên đoàn Các nhà xuất khẩu Ấn Độ, ông Ajai Sahai cho biết như sau trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
"Chúng ta có Liên Hiệp Quốc, và chỉ tổ chức được quyền áp đặt các lệnh trừng phạt. Vậy tại sao lại có những nước làm điều này? Họ phải đề nghị lên Liên Hiệp Quốc. Ví dụ trong tình huống với Iran, biện pháp trừng phạt đã được thông qua bởi Liên Hiệp Quốc chứ không phải Mỹ. Quyết định của Mỹ và EU làm cho LHQ trở nên vô nghĩa, khi mà các quốc gia tự tiện tuyên bố lệnh trừng phạt. Tôi đồng ý với Thủ tướng Modi rằng, nếu các nước muốn áp dụng biện pháp trừng phạt, họ phải đưa ra luận chứng cơ sở trước Liên Hợp Quốc."
Trong tình hình biện pháp trừng phạt từ phương Tây, trước Nga và Ấn Độ lại đang mở ra chân trời mới của sự hợp tác, — ông Ajai Sahai cho biết.
"Chúng tôi tin rằng, tình huống này cung cấp một cơ hội mới cho Ấn Độ và đất nước phải nắm bắt thời cơ tiếp cận các lĩnh vực mới trên thị trường Nga. Đáng tiếc, khi nói về xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga, chúng ta thấy rằng nó xa vời tiềm năng thực tế. Phần lớn hàng nhập khẩu từ Nga đang là các sản phẩm cơ khí mà chúng ta cũng mới có những tỷ lệ khiêm tốn. Chúng ta phải khai thác thời điểm lệnh trừng phạt để trở thành nhà cung cấp sản phẩm trong các lĩnh vực trước đây thuộc về châu Âu."