Liệu tỷ phú Trump có trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo?

© REUTERS / Brendan McDermidDonald Trump
Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dựa trên những phát biểu gần đây của Donald Trump, ứng viên tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng hòa, nhà nghiên cứu chính trị Nga Armen Oganesyan đã phân tích lý thuyết chính sách đối ngoại của nhân vật này và viết:

Donald Trump nhảy bổ vào chiến dịch tranh cử tại Hoa Kỳ theo đúng với nghĩa đen của từ này. Tỷ phú Mỹ phất lên nhờ kinh doanh xây dựng và bất động sản, bất ngờ làm kinh hoảng cả phe Dân chủ lẫn các đồng nghiệp trong đảng Cộng hòa. Donald Trump tự tin lôi kéo dư luận và gây dựng nhóm cử tri ủng hộ mình. Quân chủ bài của Trump không chỉ có sự độc lập vững mạnh về tài chính. Vị này còn tuyên bố các chính khách ưu tú thời Bush-Clinton "sẽ không bao giờ có thể đưa nước Mỹ trở thành quốc gia vĩ đại, họ không có lấy mảy may một chút cơ hội."

Cuộc gặp của các nước tham gia TPP - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ đang nỗ lực áp đặt quy tắc thương mại trên thế giới
Cách tiếp cận của Trump — một trong những giải pháp đưa nước Mỹ đi tới thịnh vượng phải là chính sách đối ngoại mới theo khái niệm "các hợp đồng có lợi". Đây là khía cạnh tích cực trong lý thuyết đối ngoại của ứng cử viên tổng thống Mỹ. Nhưng mặt tiêu cực ở chỗ “các hợp đồng” phải cứng rắn, dứt khoát và hoàn toàn có lợi cho Hoa Kỳ. Trong phát biểu giới thiệu chương trình tranh cử, Trump đã mạnh mẽ công kích Trung Quốc, quốc gia được ông cho là đang "nhai ngấu nghiến nền kinh tế Mỹ" bằng cách cố ý giảm giá đồng nhân dân tệ và cướp việc làm của thường dân Mỹ. Trump nhắc đến Trung Quốc nhiều lần, mặc dù tỷ phú nói ông "yêu mến Trung Quốc" nhưng “Thiên hạ” trong nhãn quan của Trump có dáng vẻ kẻ thù "số một".

Trump cũng chuẩn bị “cây gậy” cho các đại diện doanh nghiệp lớn của Mỹ tìm cách đưa hoạt động sản xuất ra nước ngoài khai thác sức lao động rẻ. Ông đe dọa tăng thuế hải quan lên tới 30% trị giá hàng được vận chuyển qua biên giới Mỹ.

Nhân vật tranh cử đang nổi của đảng Cộng hòa tin rằng, những con số thất nghiệp tại Mỹ bị hạ thấp ít nhất hai lần so với thực tế và ông tự tuyên bố mình là "tổng thống việc làm tương lai." Rồi Trump lại trở lại chính sách đối ngoại, với ý tưởng "hợp đồng từ vị thế của kẻ mạnh." Ví dụ, Saudi Arabia phải trả lợi tức vì Mỹ đảm bảo sự an toàn cho nước này. Luận điểm có vẻ không vững chắc, khi mà Saudi Arabia đã là một cường quốc khu vực, có khả năng tự quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình ở Trung Đông.

Nhắc tới chuyến đi Nga của mình, Donald Trump tự tin cho rằng ông sẽ tìm thấy ngôn ngữ chung với ông Putin và Nga. Dường như, Trump không muốn nhấn vào đề tài Ukraine và rõ ràng ông đang lên điểm trong con mắt những người Mỹ hoang mang bởi phải nghe quá nhiều luận điệu bài Nga ngày càng có vẻ thêm hiếu chiến.

 Donald Trump không hưởng ứng hoạt động quân sự ở Iraq, phản đối những hy sinh về người và tài chính mà Hoa Kỳ đã gánh chịu trong cuộc chiến này. Trong nhận định của ứng viên tranh cử, vai trò thủ lĩnh không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với sự tham gia. Thủ lĩnh là khả năng rút ra những lợi tức nhiều nhất về kinh tế và quan trọng hơn hết là lợi nhuận tài chính, thực hiện các thương lượng cứng rắn, ký kết những thỏa thuận có hiệu quả. Donald Trump khẳng định, trong tầng lớp chính trị Mỹ hiện nay không ai có khả năng thực hiện những cuộc đàm phán và thỏa thuận như vậy, sự bất lực giới thượng lưu chính trị Mỹ biến đất nước thành một siêu cường ngày một suy yếu.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tỷ phú Mỹ Donald Trump cho rằng ông có thể làm việc được với ông Vladimir Putin
Phát sinh một câu hỏi: Liệu Donald Trump có cơ hội trở thành Tổng thống Mỹ hay không? Không ít ý kiến coi Trump là kẻ thua cuộc ngay từ đầu. Tuy nhiên, sự mệt mỏi của cử tri với những gương mặt quá quen thuộc, những phát biểu nghe quen tai và sáo ngữ chính trị nhàm chán có thể ủng hộ cho ứng viên Trump "khó bảo". Dư luận bị thu hút bởi lối tư duy độc lập, mặc dù gây tranh cãi nhưng rõ ràng là cách tiếp cận mới lạ.

Tuy nhiên, Trump còn phải vượt qua vạch phân cách lãnh đạm từ phía các đối thủ có tên tuổi, để làm điều đó thì việc sở hữu một vài tỷ đô la là không đủ. Trump phải đối đầu với nhóm chóp bu trong đảng Cộng hòa cũng như các nhà Dân chủ. Nhưng bản thân Bush và Clinton cũng có các đối thủ trong nội bộ đảng, và biết đâu vào thời điểm phù hợp Trump sẽ đạt được với một ai đó trong họ cái "hợp đồng" có lợi mà ông ta ưa thích.

Với chủ nghĩa thực dụng đáng ngờ và tính khắt khe, quan điểm đối ngoại của ứng viên tranh cử tổng thống Donald Trump có vẻ toát lên mong muốn đàm phán nhiều hơn là nỗ lực tìm cách ràng buộc các đánh giá và giá trị của Mỹ với thế giới.

Nhiều xếp hạng gần đây cho thấy Trump đang tự tin bỏ lại phía sau các ứng cử viên đảng Cộng hòa, kể cả Jeb Bush.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала