Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản bởi đề nghị khẩn thiết của Hoa Kỳ

© Sputnik / РИА Новости / Chuyển đến kho ảnhКЁНИГСБЕРГ БОЙ ТАНКИ
КЁНИГСБЕРГ БОЙ ТАНКИ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 15 tháng 8, người dân sống ở bắc và nam bán đảo Triều Tiên sẽ cùng kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa chung - 70 năm giải phóng bán đảo khỏi ách thống trị của thực dân Nhật.

Đây cũng là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt đối với các dân tộc thuộc Liên Xô cũ. Mặc dù gánh chịu những tàn phá chiến tranh khủng khiếp và tổn thất hàng triệu người, tháng 8 năm 1945 đất nước Xô viết vẫn bước vào cuộc chiến mới có mục tiêu đập tan đế quốc Nhật Bản – cường quốc cuối cùng của phe Trục, mang lại cho các dân tộc ở Viễn Đông tự do được mong đợi.

Sau khi đập tan lực lượng chủ lực của Nhật Bản bằng chiến dịch Mãn Châu thần tốc, Quân đội Liên Xô đã xua tan ấp ủ của giới quân phiệt Nhật Bản về một cuộc khách chiến vũ trang, đóng góp quyết định cho việc giải phóng Triều Tiên. Nhưng sự chia tách bán đảo và những năm Chiến tranh Lạnh đã làm nảy ra loạt định kiến, thậm chí sự bóp méo lịch sử, mà quên lãng sứ mệnh quan trọng và nặng nề của Liên Xô trong chiến tranh. Trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, ông Alexander Zhebin, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên Học viện Viễn Đông, Viện HLKH Nga đã nhắc tới những huyền thoại và vai trò thực tế của Quân đội Liên Xô trong tiến trình giải phóng bán đảo Triều Tiên.


“Quân đội Mỹ đổ bộ xuống phía nam bán đảo Triều Tiên vào ngày 8 tháng 9 năm 1945, khi văn kiện đầu hàng vô điều kiện đã được ký. Tuy vậy, ngày nay đang tồn tại khá vững chắc một trong những huyền thoại nhằm cố ý hạ thấp vai trò của Liên Xô đập tan chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, giải phóng bán đảo Triều Tiên, cũng như chấm dứt Thế chiến II nói chung. Huyền thoại cho rằng, Liên Xô đã lợi dụng hai quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki để dồn ép Nhật Bản phải đầu hàng. Và cũng theo cách diễn giải lịch sử thiếu chính xác như vậy để nói rằng, Liên xô đòi tham dự vào cuộc chia chác chiếc bánh Viễn Đông. Những phỏng đoán hoàn toàn trái với chứng cứ lịch sử đang ngày càng được giới truyền thông Hàn Quốc mạnh dạn nhắc đi nhắc lại. Nhưng sự thật cho thấy Liên Xô đã tham chiến bởi sự thúc giục của các đồng minh, trước hết là Mỹ.”


Như được biết, vào cuối Thế chiến II người Mỹ tính toán và kết luận nếu không có quân đội Liên Xô tham gia, họ sẽ phải trả giá quá cao cho chiến thắng Nhật Bản, — ông Alexander Zhebin nhận xét:


“Người Mỹ tính rằng, nếu Nhật Bản huy động kịp lực lượng quân sự tinh nhuệ từ lục địa, chủ yếu được tập trung ở Mãn Châu và Triều Tiên, chiến tranh có khả năng kéo dài thêm một năm nữa. Tổn thất đổ bộ xuống Nhật Bản có nguy cơ vượt quá con số một triệu người Mỹ. Do đó, Mỹ thực sự muốn Liên Xô giúp họ đánh Nhật Bản. Chính theo yêu cầu của các nước đồng minh mà trong Tuyên bố Potsdam đã ghi Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật Bản trong vòng hai đến ba tháng sau khi chiến tranh ở châu  u kết thúc. Như chúng ta biết, chiến thắng ở châu  u đạt được vào ngày 9 tháng 5. Ba tháng sau, Liên Xô thực thi đúng nghĩa vụ của mình trước các đồng minh chứ không hề bởi lý do nào khác. Toàn bộ đều được ghi trong các tài liệu quốc tế của hội nghị đồng minh ở Yalta và Potsdam. Thậm chí, trong thư tín của các nhà lãnh đạo quốc tế, vì vậy mọi cách trình bày khác đều giả mạo và thiếu cơ sở lịch sử. Đó là lối diễn giải của những ai không muốn chấp nhận vai trò tích cực của Liên Xô giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách thực dân Nhật.”


Theo ông Zhebin, còn một cách giải thích khác gây tranh cãi về các sự kiện 70 năm trước đây là cố gắng liên kết việc giải phóng Triều Tiên với sự chia tách sau này. Tuy nhiên, các sự kiện và tài liệu lịch sử khẳng định đây là kiểu lập luận lệch lạc. Chúng tôi xin đề cập tiếp vấn đề này trong phần thứ hai của cuộc phỏng vấn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала