"Đã đến lúc ngừng cáo buộc Liên Xô và Hoa Kỳ chia cắt Triều Tiên”

© Flickr / David StanleyThống Nhất Môn
Thống Nhất Môn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Do sự hối thúc của Hoa Kỳ, ngày 08 tháng Tám 1945, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và chỉ một tuần sau đó đã hoàn toàn đánh tan đội quân Nhật Bản ở Mãn Châu Lý, chiếm lĩnh phần phía bắc bán đảo Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam
Nga thúc đẩy kết nối Hàn Quốc với các dự án chung cùng Bắc Triều Tiên
Ngày 15 tháng Tám 1945 ở Triều Tiên loan báo thông tin rằng trước đó Nhật hoàng đã tuyên bố đầu hàng. Một trong những điều kiện đầu hàng là Nhật Bản từ bỏ bán đảo Triều Tiên, được tạm chia thành vùng do Liên Xô và Mỹ quản lý với ranh giới là vĩ tuyến 38. Triều Tiên đã nhận được sự tự do từ lâu mong đợi và thoát khỏi ách cai trị thực dân, nhưng với thỏa thuận của lãnh đạo các cường quốc đồng minh, bán đảo này vẫn chia đôi chứ chưa thể thống nhất thành một nước. Kết cục là tồn tại sự chia cắt riêng biệt của dân tộc thời nào đó từng là duy nhất, và thế giới nhận thêm một xung đột quốc tế lớn.

Thời gian gần đây xuất hiện không ít kiểu diễn giải, mà người ta cố gắn kết hai sự kiện quan trọng với nhau — là giải phóng và chia cắt đất nước.  Việc giải quyết những vấn đề này cần dựa trên sự kiện hiện thực và tài liệu lịch sử, — ông Aleksandr Zhebin lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên thuộc Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nêu ý kiến. 


“Có thực tế là theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô và Hoa Kỳ, tổ chức tại Matxcơva vào tháng Chạp  1945, đã thành lập Ủy ban hỗn hợp, có nhiệm vụ xúc tiến tạo lập một chính phủ dân chủ duy nhất ở Triều Tiên. Cả hai bên Liên Xô và Mỹ, quả thực đã huy động  mọi nỗ lực để giúp người Triều Tiên lập nên chính phủ như vậy. Đáng tiếc là công việc của  Ủy ban này cuối cùng đã kết thúc bằng thất bại.  Như vậy cũng cho thấy tại sao không nên gắn kết hai sự kiện — giải phóng bán đảo Triều Tiên và sự chia cắt sau đó. Những nỗ lực kiểu như vậy có phần bị phá hoại bởi sự vô trách nhiệm của những lực lượng chính trị thực ra cũng có lỗi trong tình trạng phân chia đất nước”.

Các tuyên bố cho rằng  đất nước bị chia cắt là bởi kết quả tác động của lực lượng bên ngoài, đều luôn được cả Hàn Quốc lẫn Bắc Triều Tiên sử dụng. Tuyên bố như vậy không xác thực với sự kiện lịch sử, — ông Aleksandr Zhebin nhận định.

“Đã rõ là các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên do ông  Kim Il Sung đứng đầu ngay vào năm 1948, tức là 3 năm sau khi giải phóng  Triều Tiên, đã thi hành nỗ lực để đạt tới thỏa thuận cùng chấp nhận với chính giới Hàn Quốc. Tại  cuộc họp ở  Bình Nhưỡng vào tháng Tư 1948 đã  thông qua văn kiện, thực sự có thể  mở ra con đường  tới thành lập chính phủ Triều Tiên thống nhất. Nhưng, đáng tiếc những nỗ lực đó chẳng đem lại thành công”.


Tuy nhiên, nếu nói sự phân chia đất nước  đã diễn ra vào năm 1945, ngay sau khi giải phóng bán đảo Triều Tiên, cũng là vô căn cứ. Triều Tiên vào thời điểm đó không phân chia rõ ràng cố định,  người dân vẫn lưu thông từ  miền Bắc và miền Nam khá dễ dàng.  Chưa đặt ra ranh giới chắc chắn.  Cũng vẫn có sự giao lưu kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam. Lần đầu tiên ghi nhận chia cắt hợp pháp là phía Hàn Quốc vào ngày 15 tháng Tám 1948, chính thức tuyên bố sự hình thành Cộng hòa Triều Tiên. Ba tuần lễ sau đó, vào ngày 09 tháng Chín trên bán đảo này mới xuất hiện nhà nước thứ hai là CHDCND Triều Tiên.

Những hành động như vậy là củng cố logic của sự đối đầu và cuối cùng có nguy cơ dẫn đến chiến tranh. Tuy nhiên nói rằng cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ chỉ thuần túy do hành động của lực lượng từ bên ngoài lại nghĩa là bóp méo sự thật lịch sử, — chuyên viên Aleksandr  Zhebin nhận định.


“Nguồn tư liệu từ kho lưu trữ  xô-viết mà các nhà nghiên cứu tiếp cận được sau khi Liên Xô tan rã, chứng tỏ rằng lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Il Sung nghiêng về dùng giải pháp quân sự cho vấn đề  thông nhất đất nước, mặc dù Stalin không ủng hộ ý tưởng này. Trong khi đó, các sử gia phương Tây thừa nhận rằng việc chuẩn bị   chiến tranh là hành động của cả hai bên, bởi cũng khó gọi lập trường của Tổng thống Hàn Quốc Lý Thừa Vãn là yêu chuộng hòa bình: bất kể áp lực của người Mỹ, ông Lý vẫn muốn tiếp tục chiến tranh Triều Tiên và đã từ chối ký vào hiệp định đình chiến. Kết quả là, thỏa thuận ngừng bắn được ký bởi phía Trung-Triều và viên tướng Mỹ khi  đó  chỉ huy Ban Tham mưu của Liên Hợp Quốc ở Triều Tiên. Vì vậy, mong muốn đổ lỗi tất cả cho Liên Xô và Mỹ — rõ ràng là cố gắng của giới tinh hoa chính trị Nam Triều Tiên và Bắc Triều Tiên nhằm chối bỏ trách nhiệm của họ về tình hình thời bấy giờ trên bán đảo Triều Tiên, vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay”.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала