Những trạm tên lửa này sẽ được đưa "về nhà" để nâng cấp. Công luận được biết tin này từ tuyên bố chung của Washington và Ankara.
"Các trang bị này sẽ được đưa trở về Hoa Kỳ và nâng cấp triệt để, tạo điều kiện cho hệ thống NMD Mỹ đủ sức chống lại mối đe dọa toàn cầu đang ngày càng gia tăng, bảo vệ các đồng minh và đối tác trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ", — tuyên bố nêu rõ.
Đây là quyết định thông qua vào ngày hôm sau tiếp theo tuyên bố của đồng minh trong NATO là Đức về việc rút các hệ thống phòng thủ tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Nguyên cớ quyết định của Berlin là "mức độ thấp của mối đe dọa tên lửa" song song với "chi phí cao khi duy trì".
Các đồng minh NATO triển khai hệ thống phòng không ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013, khi Ankara yêu cầu, nhằm chống lại những cuộc tấn công tiềm năng từ phía lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Giữa phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ hiện hữu bất đồng về mục đích và mức độ hợp tác quân sự trong khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ muốn tập trung vào việc lật đổ chế độ Assad tại Damascus, trong khi ưu tiên của phương Tây là chống lại mối đe dọa rõ rệt của "Nhà nước Hồi giáo".
Thời gian gần đây Washington đưa ra nhiều tuyên bố lớn tiếng chống chế độ Assad. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cảnh báo rằng trên thực tế lực lượng duy nhất có thể thế chỗ chính phủ Syria là nhóm khủng bố Hồi giáo.