Đó là nhận xét của các chuyên viên Nga khi bình luận về một trong những nguyên nhân được nói đến nhiều của cuộc tấn công khủng bố lớn nhất xảy ra ở Thái Lan, mà chính giới nước này hiện không bác bỏ. Hôm thứ Tư giả thiết như vậy đăng tải trên những tờ báo hàng đầu của Thái Lan là "Bangkok Post" và "The Nation".
Chuyên viên Nga Konstantin Sivkov ghi nhận hiện diện kịch bản như vậy, nhưng dẫn ra luận cứ phản bác: “Nếu người Uighur bị trục xuất khỏi Thái Lan, theo đòi hỏi của Trung Quốc, thì hoàn toàn có thể cho rằng vụ nổ ở Bangkok là do người Uighur gây ra để báo thù. Tôi không loại trừ khả năng này, nhưng cần phải tiến hành cuộc điều tra tương ứng. Mặt khác, phải thấy rằng các tổ chức ly khai, ngay cả là có tính cấp tiến, lại không hay thực hành những vụ tấn công như vậy. Thông thường, các cuộc tấn công của họ nhằm mục tiêu gây mất ổn định tình hình ở đất nước mà các phần tử ly khai muốn tách ra. Giả dụ gây vụ nổ Đại sứ quán ở Thái Lan để trả thù, thì sẽ có lý hơn. Nhưng dấu vết tấn công khủng bố ở Bangkok không mang tính điển hình đối với tổ chức chính trị theo định hướng kiểu ly khai”.
Giả thiết động tác trả thù từ phía các nhân vật gắn với nhóm ly khai “Phong trào Hồi giáo Đông Turkistan" cũng từng được nêu lên trong cuộc điều tra nguyên nhân vụ mất tích hồi tháng Ba năm ngoái của chiếc máy bay Boeing của Hàng không Malaysia khi đang thực hiện hành trình đường không Kuala Lumpur- Bắc Kinh. Nếu sự biến mất của chiếc phi cơ không phải là tai nạn, mà do tấn công khủng bố, thì nó hoàn toàn có thể nhắm vào chống một nước duy nhất trong khu vực là Trung Quốc. Có thực tế đáng buồn là phần lớn trong số 227 hành khách thiệt mạng trên máy bay là người Trung Quốc.
Trong bối cảnh vụ khủng bố thảm khốc tại Bangkok, đáng chú ý còn là những chi tiết sau. Chính tại thủ đô Thái Lan đã xảy ra vụ mất cắp hộ chiếu của một công dân Italy và một người Áo, mà tên họ có ghi trong danh sách hành khách của chiếc "Boeing" – như vậy, lên máy bay đã là hai người lạ. Danh tính thực và nhân thân của hai người này cho đến nay vẫn chưa xác định được.
Chuyên viên Nga Azhdar Kurtov lưu ý rằng Trung Quốc là nước xuất phát của những cộng đồng di dân lớn nhất thế giới và ở Đông Nam Á, kể cả ở Thái Lan. Theo lời ông, "quan hệ của cộng đồng người Trung Quốc với cư dân địa phương sở tại vẫn cần được chấn chỉnh cải thiện”. Khá thường xuyên xảy ra những hỗn loạn thái quá đủ loại.
“Hiện giờ trên nền cuộc tấn công khủng bố có những lực lượng chính trị đang cố khơi lên và lái làn sóng tức giận của công chúng hướng về phía người Trung Quốc. Không quan trọng đó là người xuất thân từ Tân Cương, tức là dân thiểu số Uighur, hay là người Hán. Hiện tượng này cần chú ý khi phân tích giả thiết — có thành tố chủ nghĩa ly khai Uighur trong việc thực hiện vụ đánh bom khủng bố ở Thái Lan hay không”.
Trong khi đó, qua điều tra đã có thể khẳng định hoàn toàn tin chắc rằng nguyên cớ của cuộc tấn công khủng bố không phải do xung đột chính trị nội bộ ở Thái Lan. Đó là nhận định của một nguồn tin ẩn danh có liên hệ trực tiếp với khâu điều tra vụ nổ bom. — Chúng tôi ngày càng thiên về ý tưởng kết luận rằng cuộc tấn công do những tên khủng bố người nước ngoài thực hiện, — ông này cho biết.