Sự khâm phục bàn tay tài nghệ của những người thợ Chăm và nỗi buồn về hiện trạng di tích. Thời gian không thương xót cả công trình nguyên khối này, một di tích văn hóa lịch sử tầm cỡ của Việt Nam và thế giới.
Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quốc Sỹ, Giáo sư Đại học Năng lượng Moskva, là người sống và làm việc ở Nga đã hơn 30 năm, ông có dịp thăm Thánh địa Mỹ Sơn lần đầu tiên vào năm 2014. Những gì được trông thấy làm ông khó thể thờ ơ. Trong cuộc phỏng vấn của hãng truyền thông Sputnik, Giáo sư đã kể rằng, trở về Nga ông lập tức làm các bạn bè đồng nghiệp ở Moskva và St. Petersburg cùng quan tâm tìm hiểu vấn đề bảo tồn đền thờ. Họ bắt tay nghiên cứu những phương pháp có khả năng ngăn chặn hiệu quả tác hại tàn phá di tích cổ do thời gian và khí hậu. Công việc hoàn toàn tự nguyện, không hề có sự đầu tư tài chính. Các nhà khoa học hy vọng sẽ đến lúc, đề tài của họ được đưa vào chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật Nga – Việt Nam. Họ kêu gọi các chuyên gia hai nước hưởng ứng cùng tìm kiếm giải pháp bảo vệ Thánh địa Mỹ Sơn.
GS. TS. Nguyễn Quốc Sỹ
Nhóm những người nhiệt thành đã giới thiệu nghiên cứu bước đầu của họ với cộng đồng khoa học Việt Nam trong một hội thảo ở Hà Nội, khởi đầu từ Moskva đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn.