Đầu tháng Tám đến nay, tiền đồng Việt Nam đã rẻ đi 2,4% so với đồng đôla.
"Bước làm hôm nay là rất tích cực, — ông Lê Anh Tuấn, nhà kinh tế trưởng của Dragon Capital Group tại tp. Hồ Chí Minh nêu nhận xét. – Góp phần tăng sức cạnh tranh của tiền đồng và hỗ trợ các nhà xuất khẩu."
Tính từ đầu năm 2015, tiền đồng Việt Nam đã mất giá 4,4% so với đôla Mỹ. Các chuyên gia Australia & New Zealand Banking Group cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể thực hiện tiếp các bước phá giá tiền đồng theo biến động tỷ giá của đồng nhân dân tệ.
“Đây là chính sách lâu dài của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Họ phá giá định kỳ và thường xuyên thay đổi hành lang biên độ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu trong nước. Ngoài ra, sự tăng tỷ giá còn góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, yếu tố rất quan trọng đối với sự tăng trưởng mà gần đây có phần nào giảm sút. Ngân hàng Việt Nam thường xuyên dùng đến phương pháp này theo yêu cầu của tình hình kinh tế. Cần lưu ý rằng, đồng tiền Việt Nam có độ ổn định cao. Tỷ lệ lạm phát ở mức thấp ấn tượng.”
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng tiền đồng Việt Nam được định giá quá cao. Tỷ giá thực tế của tiền đồng dựa trên quan hệ thương mại với 20 đối tác hàng đầu, không ngừng củng cố. Tiền đồng quá mạnh sẽ tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, vì thế các bước giảm giá như Ngân hàng Nhà nước thực hiện là điều cần thiết, — chuyên gia Nga kết luận.