Công việc này được khởi đầu vào năm 1953 cùng lúc với sự hỗ trợ kịp thời vũ khí và thiết bị quân sự do Nga sản xuất cho trận đánh Điện Biên Phủ, đem lại chiến thắng vang dội.
Trong bốn thập kỷ, cho tới giữa những năm 1990, mười ba nghìn rưởi chiến sĩ và sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam đã tốt nghiệp các trường quân sự cấp cao của Liên Xô.
Rất nhiều người sau này đã đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quan trọng, ví dụ như Tư lệnh quân chủng Phòng không-Không quân Thiếu tướng Lê Văn Tri và Trung tướng Nguyễn Văn Thân; Phó chủ nhiệm Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Lê Văn Chiểu. Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân cũng được học tập đào tạo ở Liên xô.
Nhiều học viện và trường trung cấp quân sự của Nga đã được trao tặng phần thưởng quí giá của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bởi những đóng góp thực tế về đào tạo cán bộ và tướng lĩnh quân đội. Nhưng công tác giảng dạy này được thực hiện không chỉ trên đất Nga.
Để đối phó với việc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam, vào tháng Tư năm 1965, nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên khoảng hai trăm người đã đến Việt Nam. Nhiệm vụ của họ là trong thời gian ngắn nhất hướng dẫn các đồng chí Việt Nam sử dụng thành thạo công nghệ Liên Xô, chuẩn bị các đơn vị phòng không và không quân nước bạn sẵn sàng đối mặt kẻ địch.
Hàng chục trung tâm huấn luyện được triển khai trên cơ sở các trung đoàn tên lửa phòng không Liên Xô. Tới tháng Hai năm 1966, ở Việt Nam đã có một ngàn chuyên gia quân sự Liên Xô, số lượng các trung tâm đào tạo cũng mở rộng.
Chỉ một năm sau khi các chuyên gia Liên xô đến Việt Nam, mười trung đoàn tên lửa phòng không và ba trung đoàn rada đã được đào tạo. Trong cùng thời gian, năm trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam hoàn thành khóa học ở Nga và trở về nước để đảm nhiệm vị trí chiến đấu. Chỉ riêng Trung đoàn 238 trong những năm chiến tranh đã bắn hạ 360 máy bay địch.
Các phi công Việt Nam được chuyên gia Liên xô huấn luyện trong nước hoạc trải qua chương trình đào tạo ở nước bạn cũng chứng tỏ khả năng và thành tích chiến đấu xuất sắc, bắn hạ ba trăm hai mươi máy bay của đối phương.
Công sức các chuyên gia quân sự Liên Xô được cả hai nước đánh giá cao. Hơn hai ngàn người được trao tặng các phần thưởng của nhà nước Liên Xô, hơn ba ngàn người nhận huy chương và huân chương của nhà nước Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2003, đã khôi phục lại công tác đào tạo huấn luyện quân nhân Việt Nam trong các học viện và cao đẳng quân sự của Nga. Như Trung tướng Lê Phúc Nguyên ghi nhận trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, công tác này đóng góp tích cực cho sự phát triển quân đội và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam. Đặc biệt, trong tương quan Nga mở rộng cung cấp cho Việt Nam thiết bị quân sự như tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và các hệ thống phòng không.
Như Trung tướng Lê Phúc Nguyên nhấn mạnh, Nga đang tiếp tục những truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô về hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam, giúp Việt Nam tăng cường củng cố quốc phòng. Nga là một đối tác vững chắc và đáng tin cậy của Việt Nam.
Để đối phó với việc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam, vào tháng Tư năm 1965, nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên khoảng hai trăm người đã đến Việt Nam. Nhiệm vụ của họ là trong thời gian ngắn nhất hướng dẫn các đồng chí Việt Nam sử dụng thành thạo công nghệ Liên Xô, chuẩn bị các đơn vị phòng không và không quân nước bạn sẵn sàng đối mặt kẻ địch.
Hàng chục trung tâm huấn luyện được triển khai trên cơ sở các trung đoàn tên lửa phòng không Liên Xô. Tới tháng Hai năm 1966, ở Việt Nam đã có một ngàn chuyên gia quân sự Liên Xô, số lượng các trung tâm đào tạo cũng mở rộng.
Chỉ một năm sau khi các chuyên gia Liên xô đến Việt Nam, mười trung đoàn tên lửa phòng không và ba trung đoàn rada đã được đào tạo. Trong cùng thời gian, năm trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam hoàn thành khóa học ở Nga và trở về nước để đảm nhiệm vị trí chiến đấu. Chỉ riêng Trung đoàn 238 trong những năm chiến tranh đã bắn hạ 360 máy bay địch.
Các phi công Việt Nam được chuyên gia Liên xô huấn luyện trong nước hoạc trải qua chương trình đào tạo ở nước bạn cũng chứng tỏ khả năng và thành tích chiến đấu xuất sắc, bắn hạ ba trăm hai mươi máy bay của đối phương.
Công sức các chuyên gia quân sự Liên Xô được cả hai nước đánh giá cao. Hơn hai ngàn người được trao tặng các phần thưởng của nhà nước Liên Xô, hơn ba ngàn người nhận huy chương và huân chương của nhà nước Việt Nam.
Bắt đầu từ năm 2003, đã khôi phục lại công tác đào tạo huấn luyện quân nhân Việt Nam trong các học viện và cao đẳng quân sự của Nga. Như Trung tướng Lê Phúc Nguyên ghi nhận trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, công tác này đóng góp tích cực cho sự phát triển quân đội và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam. Đặc biệt, trong tương quan Nga mở rộng cung cấp cho Việt Nam thiết bị quân sự như tàu ngầm, tàu nổi, máy bay và các hệ thống phòng không.
Như Trung tướng Lê Phúc Nguyên nhấn mạnh, Nga đang tiếp tục những truyền thống tốt đẹp từ thời Liên Xô về hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam, giúp Việt Nam tăng cường củng cố quốc phòng. Nga là một đối tác vững chắc và đáng tin cậy của Việt Nam.
Trung tướng Lê Phúc Nguyên