Kiev đã và đang tuân thủ các thỏa thuận Minsk chỉ trên lời nói, nhưng, trên thực tế, chính quyền Ukraina cố gắng duy trì đất nước trong tình trạng chiến tranh, và làm tất cả mọi thứ để không cung cấp quy chế đặc biệt cho khu vực Donbass, tờ báo ghi nhận.
Theo quan điểm của tờ "Telepolis", điều khoản khó giải quyết nhất trong Hiệp định Minsk là quy chế đặc biệt của hai nước cộng hòa không được công nhận, chứ không phải lệnh ngừng bắn và trao đổi tù binh.
Tờ báo mạng của Đức nhận định rằng, không có bí mật gì, chính quyền Ukraina đã cố gắng bỏ qua Hiệp định Minsk để tiếp tục kiềm chế cái gọi là "sự xâm lăng của Nga" bằng các phương tiện chính trị, kinh tế và quân sự. Mục tiêu của Kiev là khiêu khích lực lượng dân quân, tờ báo mạng của Đức viết.
Tuy nhiên, tờ "Telepolis" nhận xét rằng, cả Kiev và lực lượng dân quân đều từ chối tiến hành cuộc đàm phán trực tiếp với nhau. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả bài báo, ý định của DPR và LPR tổ chức cuộc bầu cử vào tháng 10 đi ngược lại thỏa thuận Minsk.
Tờ báo nhắc nhở rằng, vào ngày 24 tháng 8, tại Berlin, sẽ tiến hành cuộc gặp của Petro Poroshenko với Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tờ "Telepolis" lưu ý đến việc, Kiev nhiều lần nhấn mạnh rằng, cuộc gặp sẽ được tổ chức theo sáng kiến của Poroshenko.
Nga đã phản ứng đến việc Matscơva không được mời tham gia cuộc gặp này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lưu ý rằng, cuộc gặp tại Berlin không phải là cuộc hội đàm trong định dạng Normandie. Ông Lavrov cũng bày tỏ hy vọng rằng, cuộc họp ba bên sẽ mang tính chất giáo dục, ông Hollande và bà Merkel sẽ thúc đẩy Kiev thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk.
Tờ "Telepolis" dự đoán rằng, chắc là, ở Berlin, ông Poroshenko sẽ kêu gọi Pháp và Đức áp dụng "các biện pháp kiên quyết để chống lại sự xâm lăng của Nga". Hiện nay, Kiev cáo buộc lực lượng dân quân không tuân thủ Hiệp định Minsk, mặc dù trên thực tế các đại diện của OSCE đã cáo buộc cả hai bên — lực lượng dân quân và phía Ukraina.
Theo tác giả bài báo Florian Rötzler, có vẻ như " tàu đã chạy rồi": cả Kiev và lực lượng dân quân đều không còn quan tâm tới việc thực hiện lệnh ngừng bắn. Tuy nhiên, ông Rötzler hy vọng rằng, bà Merkel và ông Hollande sẽ làm bất cứ điều gì để tránh bị "xấu hổ", bởi vì Hiệp định Minsk gắn chặt với tên tuổi của họ.