Và sau làn sóng đầu tiên đã tiếp nối làn sóng thứ hai, mạnh mẽ hơn và toàn cầu hơn nữa. Rồi sự phục hồi nhanh chóng của thị trường thế giới đã cổ vũ các thành viên, mặc dù nhiều vấn đề nảy sinh bởi cuộc khủng hoảng năm 2008 vẫn chưa được giải quyết.
Ở các nước đang phát triển đã bắt đầu sự bùng nổ kinh tế mới, trước hết là Trung Quốc, với vai trò đầu tàu mới của nền kinh tế thế giới. Giá dầu mỏ giảm mạnh trong mùa thu năm 2008 đã nhanh chóng hồi phục, gây niềm hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng của thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ châu Âu do làn sóng đầu tiên gây ra đã không được giải quyết sau khoảng thời gian 5 năm. Cũng không khắc phục được hậu quả đáng báo động nhất là giảm nhu cầu tiêu dùng ở EU và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục cao, trên 10%.
Cố gắng khôi phục lại hoạt động kinh tế và kích thích nhu cầu tiêu dùng, các cơ quan tiền tệ của Mỹ cũng như EU đã quyết định tung ra một chương trình nới lỏng định lượng và lãi suất thấp hơn đến 0,25%. Tuy nhiên, các bước này không dẫn đến kết quả mong muốn.
Số tiền mà Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ in ra và lưu hành đã không được đầu tư vào nền kinh tế, không kích thích tiêu dùng, mà đi vào cái gọi là công cụ tài chính có tính thanh khoản, thông thường là nợ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ và Nhật Bản. Khi chương trình nới lỏng định lượng được áp dụng, thu nhập từ nợ của các nước nói trên bắt đầu giảm, xuống tới giá trị âm.
Các tập đoàn lớn của Mỹ có vốn phát triển cho đến thời điểm mới đây gây nhiều quan ngại lớn. Sự tăng trưởng của họ là do khối lượng cổ phiếu mua lại lớn chưa từng thấy. Đồng thời, nhiều tập đoàn trong số đó bắt đầu tích lũy khoản dự trữ tiền mặt quá lớn. Chẳng hạn, với tập đoàn Apple giàu nhất thế giới, số tiền này là 200 tỷ USD. Đồng thời thị trường chứng khoán Mỹ cũng tăng trưởng, tạo ảo giác về sự phục hồi kinh tế. Nhưng từ năm 2008, các tập đoàn lớn không đầu tư cho sự phát triển sản xuất. Thấy thị trường không có triển vọng tăng trưởng, các nhà tư bản đơn giản là đóng băng vốn của mình.
Vào thời điểm đó, Trung Quốc bắt đầu chương trình tái định hướng nền kinh tế, chuyển từ xuất khẩu sang tiêu dùng trong nước. Cho đến giữa năm 2014, có vẻ như bắt đầu diễn ra sự bùng nổ tiêu dùng ở Trung Quốc. Nhưng đến cuối năm 2014, các dữ liệu bắt đầu nói về việc giảm tiêu thụ ở Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng công nghiệp xuống dốc nhanh hơn so với dự kiến của giới phân tích và chính phủ. Nhưng bất chấp điều này, các chỉ số chứng khoán Trung Quốc đã cho thấy mức tăng trưởng kỷ lục, tăng hơn 100% trong một năm qua. Tất cả mọi thứ đã kết thúc vào tháng Bảy năm nay, khi sự vốn hóa của các công ty Trung Quốc suy giảm hơn 30% và vẫn tiếp tục đi xuống.
Bây giờ, sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, thị trường chứng khoán ở Mỹ, và sau đó ở EU cũng bắt đầu lao dốc. Hôm thứ Hai, 24 tháng Tám, thị trường chứng khoán sụt giá trên toàn thế giới, ở tất cả các phân khúc.
Những gì chúng ta đang thấy tại các thị trường chứng khoán trên thế giới không chỉ là cuộc khủng hoảng tài chính như hồi năm 2008. Ví dụ, trong ba tuần qua, tập đoàn Apple đã mất gần 20% giá trị của mình. Các nhà đầu tư thất vọng với kết quả doanh thu các tiện ích quả táo cắn dở ở Trung Quốc, giảm tới 21%, cũng như doanh thu sản phẩm chính là iPhone cũng dưới mức dự báo. Các nhà đầu tư nhận thấy đây là một xu hướng dài hạn về giảm nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tiếp sau cổ phiếu Apple, toàn bộ thị trường Mỹ đều lao dốc.
Nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ suy giảm, mức phá sản cao, trước hết là vốn sụt giảm mạnh, hoạt động kinh doanh thấp, thất nghiệp tăng cao, giảm tiền lương thực tế. Kể từ năm 2008, chúng ta đã chứng kiến tất cả những đặc điểm này ở những mức độ khác nhau và các vùng khác nhau trên thế giới. Tất cả những dấu hiệu này nói về một cuộc khủng hoảng thừa. Bây giờ, tất cả những yếu tố này trở thành đặc tính chung cho tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh tế trên quy mô toàn cầu. Thế giới đang đứng ở giai đoạn đầu tiên của một cuộc khủng hoảng toàn cầu về sản xuất thừa.