Những năm hạnh phúc nhất trong đời

© Fotolia / Nikolai SorokinBộ Ngoại giao Liên bang Nga
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đài Sputnik tiếp tục loạt bài “Nhìn lại quá khứ” nói về lịch sử quan hệ đối tác Nga-Việt Nam.

Trong hơn sáu thập kỷ qua, những người trẻ Việt Nam đến Nga để học tập tại các trường đại học. Và chỉ có một lần đến Liên Xô học tập không phải là những sinh viên tương lai mà những học sinh. Đó là vào năm 1954.

Trong đoàn đã có 100 vị thành niên ở độ tuổi từ 10 đến 15. Trong số đó có con cái của lãnh đạo đảng và chính phủ, của những anh hùng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc: Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Xiển,Trần Huy Liệu, Hồ Tùng Mậu, Trần Duy Hưng. Hai người trong đoàn, mặc dù có tên Việt Nam, nhưng trên thực tế là những người con trai của các nhà lãnh đạo Lào — hoàng thân Souphanouvong và Phoumi Vongvichit.

Tất nhiên, các bạn trẻ đã đến Liên Xô trên tàu xe lửa. Khi đó không tồn tại đường hàng không giữa Matxcơva và Hà Nội. Trong số những người đón tiếp đoàn tại nhà ga xe lửa ở Matxcơva, có bà mẹ của các Anh hùng Liên Xô Doia và Aleksandr Kosmodemyanskiy đã hy sinh anh dũng trong cuộc chiến đấu với quân phát-xit Đức, có cả phi công huyền thoại Aleksei Maresiev với đôi chân bị cưa cụt vẫn lập công bắn hạ 7 máy bay của Đức Quốc xã.

Thành phố Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Vùng Viễn Đông của Nga mở rộng cửa cho các nhà đầu tư Việt Nam

Nơi ở của các bạn trẻ Việt Nam là trường nội trú ở trung tâm Matxcơva, cơ sở được thành lập dành riêng cho họ. Người soạn nhạc cho bài ca chính thức của trường nội trú là em trai của Vyacheslav Molotov, mà sau đó ông giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô.

Các bạn trẻ Việt Nam đã sống ở trường nội trú cho tới khi hoàn tất chương trình phổ thông trung học. Trong số các vị khách quý đến thăm trường nội trú trong thời gian ở thăm Matxcơva có Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí Tôn Đức Thắng, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Lương Bằng, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi…

Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, một số người đã trở về nước, một số người đã học đại học ở Matxcơva. Gần một nửa số học sinh của trường nội trú sau đó đã bảo vệ luận án tiến sĩ và phó tiến sĩ. Nhiều người đã trở thành nhà khoa học, giáo viên, doanh nhân. Ông Phan Tiến Lạc và ông Bùi Thanh Tất đều là đại tá, ông Vũ Đình Nguyên và ông Nguyễn Văn Căng — hai nhà ngoại giao, ông Hoàng Đức Nghi giữ chức bộ trưởng, ông Hoàng Đạo Kính là kiến ​​trúc sư, ông Đỗ Dũng và ông  Cao Việt Bách đều là nhạc sĩ, ông Hồ Anh Dũng đã giữ chức Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, ông Võ Đắc Bằng là nhà vật lý hạt nhân, ông Nguyễn Khắc Lợi — nhà điện ảnh. Nhiều người đã thiết lập mối quan hệ trên tình bạn với tập thể Ban Việt ngữ của đài phát thanh Matxcơva.

Tất cả các học sinh đều nhớ mãi trường nội trú ở Matxcơva và các thầy cô giáo. Họ đã chia sẻ những ký ức về những năm tháng sống và học tập tại Liên xô trong cuốn sách xuất bản tại Hà Nội nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập trường nội trú  nhan đề "Lớn lên giữa Matxcơva". Trong năm qua, khi trả lời phòng vấn của đài "Sputnik"  vào dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường nội trú, một trong những học sinh, kỹ sư năng lượng và dịch giả tiếng Nga Trần Phú Thuyết tâm sự rằng, những năm tháng sống và học tập tại trường nội trú là "những năm hạnh phúc nhất trong đời".

ông Trần Phú Thuyết, kỹ sư năng lượng và dịch giả tiếng Nga
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала