Bình luận về quyết định này, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và Thương mại Ukraina đặc biệt nhấn mạnh rằng điều đó sẽ cho phép đất nước nhận tài trợ song song từ Chính phủ Nhật Bản với số tiền là 300 triệu dollars.
Nếu tính từ đầu năm đến nay, thì tổng số tiền cho Ukraina vay đã là 14 tỷ dollars. Chừng đó là hơn 1/5 GDP của đất nước Ukraina hồi năm ngoái. Tuy nhiên tất cả những dòng tài trợ từ các nước phương Tây và Nhật Bản vẫn không giải quyết nổi những vấn đề kinh tế cơ bản của Ukraina, — nhà khoa học chính trị Matxcơva Anna Koroleva nhận xét.
"Tổng số nợ của Ukraina chỉ theo trái phiếu hiện nay cũng đã vượt quá 18 tỷ dollars. Về khoản nợ nước này vay các quốc gia phương Tây thì rõ ràng là đã chính trị hóa. Tất cả các chính phủ trên thế giới và các ngân hàng trung ương của họ đều hoạt động kết hợp với nhau, tin chắc rằng phải hỗ trợ đất nước có vấn đề, chí ít là duy trì vẻ ngoài ổn định kinh tế nào đó, trước hết nhằm để thu hồi số tiền đầu tư trước đó vào đất nước này. Chính quyền Nhật Bản cũng hành động trong vòng quay như vậy, với ý định nhận lại khoản tiền cho vay. Mà không phải là ít. Nhật Bản chiếm vị trí thứ nhất trong số các nước chủ nợ của Ukraina. Trong tháng Năm Tokyo đã phân bổ cho Kiev tỷ rưỡi dollars, đến tháng Sáu — thêm 800 triệu dollars nữa. Bây giờ lại có chuyện nói về 300 trăm triệu theo tuyến nhà nước".
Trong đó, đối với Nhật Bản ở đây có những mạo hiểm rủi ro nhất định. Tín dụng từ nhà đầu tư tư nhân, là một chuyện. Còn khoản vay của chính phủ lại là chuyện hoàn toàn khác. Với các chủ nợ tư nhân Ukraina đã thỏa thuận xóa 20% khoản nợ của họ. Nhưng các khoản mà Ukraina vay của Nga chẳng hạn, là tín dụng nhà nước, không áp dụng qui định xóa 20%, đó là khoản nợ của một quốc gia này với một quốc gia khác, cho dù chính quyền Kiev cố gắng tìm cách chứng minh ngược lại. Những khoản nợ này không thể được xóa hoặc tái cơ cấu theo kiểu nợ các chủ tư nhân. Nếu chính quyền Kiev quyết định đánh đồng nợ công với nợ tư, thì điều đó sẽ tác động rất tiêu cực đến khả năng Ukraina tiếp tục thu hút tiền từ phía chính phủ các quốc gia khác.
Có cả dạng rủi ro khác chờ đợi Nhật Bản, gắn với lập trường của IMF và Ngân hàng Thế giới. Hãy nhớ lại tình huống với Argentina hồi đầu những năm 2000. Đất nước này xây dựng kế hoạch cải cách trông đợi vào sự hỗ trợ tài chính quốc tế. Nhân tiện phải nói thêm, những người hồi đó tích cực mua trái phiếu Argentina đang là chủ nợ lớn nhất của Ukraina hôm nay. Và khi IMF cùng Ngân hàng Thế giới bỗng nhiên đổi ý, không giúp đỡ Argentina trong các đợt tiếp theo, thì hệ quả là nước Cộng hòa Nam Mỹ lâm vào cảnh sụp đổ tài chính mặc định và không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Theo quan điểm của các nhà khoa học chính trị Matxcơva, nếu tiến hành đường lối song song với Ukraina hiện tại, nếu IMF và Ngân hàng Thế giới vẫn tiếp tục hỗ trợ chính quyền Kiev, thì cơ hội Nhật Bản thu hồi được tiền tất nhiên sẽ tăng lên. Nhưng bản thân Nhật Bản cũng cần có sự hỗ trợ của các cơ cấu tài chính toàn cầu. Bởi nếu xảy ra tình huống Nhật Bản còn lại một mình với chính phủ Ukraina, thì cơ hội của Tokyo về việc Kiev trả lại tiền vay sẽ lao dốc xuống đến tối thiểu.