Từ góc nhìn của nhà phân tích chính trị, khi tẩy chay các hoạt động quốc tế có mục đích đoàn kết lại các dân tộc trên hành tinh (không chỉ cuộc diễu binh ở Trung Quốc mà còn cuộc duyệt binh nhân ngày Chiến thắng tại Matxcơva vào ngày 9 tháng 5 và Thế vận hội Olympic ở Sochi), phương Tây theo đuổi một mục đích chính trị cụ thể. Mới đây, ông Vladimir Putin đã giải thích ý nghĩa chính của hành động này: Phương Tây đang mất dần ảnh hưởng trên trường quốc tế, và với những nỗ lực tuyệt vọng nhằm duy trì ảnh hưởng phương Tây đôi khi “lên cơn thần kinh” và thực hiện những hành động thiếu suy nghĩ.
Các nhà lãnh đạo phương Tây tuyên bố rằng, họ không muốn tham gia những hoạt động mà theo cách gọi của họ “mang tính chất hiếu chiến”. Nhưng, xin đừng quên rằng, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc là một trong những nước đã hứng chịu tổn thất nặng nề nhất. Vì vậy, quốc gia này xứng đáng để đứng ra tổ chức cuộc diễu binh hoành tráng vào ngày hôm đó, chuyên gia Babich nhận xét. Nhà phân tích chính trị nói thêm rằng, người Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga đã là các đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít Đức và quân phiệt Nhật. Quyết định của các nhà lãnh đạo phương Tây không tham dự lễ diễu binh ở Bắc Kinh nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến II chỉ đơn giản là sự nhục nhã.
Theo Tân Hoa Xã, tham dự lễ diễu binh ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 đã có các vị tổng thống và thủ tướng của 23 quốc gia, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder. Nguyên thủ châu Âu duy nhất tham dự lễ duyệt binh là Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman.
Theo Tân Hoa Xã, tham dự lễ diễu binh ở Bắc Kinh vào ngày 3 tháng 9 đã có các vị tổng thống và thủ tướng của 23 quốc gia, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder. Nguyên thủ châu Âu duy nhất tham dự lễ duyệt binh là Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman.