Việc thực thi dự án "Dòng chảy Bắc-2" sẽ do công ty thiết kê liên doanh New European Pipeline AG đảm trách, trong đó “Gazprom” nắm 51% cổ phần, còn E.ON, Shell, OMV và BASF/Wintershall – mỗi công ty 10% và hãng Pháp ENGIE — 9%. Theo thiết kế "Dòng chảy Bắc-2" sẽ gồm hai nhánh với tổng công suất 55 tỷ mét khối/năm, chạy từ Nga sang Đức dưới đáy biển Baltic.
“Gazprom” ước tính trị giá "Dòng chảy Bắc-2" là không quá 9,9 tỷ euro và hứa hẹn sẽ vận hành vào cuối năm 2019.
Như nhận định của Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak, "Dòng chảy Bắc-2" được thực thi như đề án kinh tế chứ không mang tính chính trị, và nhiên liệu bơm theo đường ống này sẽ được cung cấp cho người tiêu thụ ở Bắc Âu.
Theo lời Bộ trưởng Novak, "Dòng chảy Bắc-2" không phải là sự thay thế cho "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ". "Đây là hai thị trường khác nhau, không phải dạng dự án đối trọng thay thế, mà là các dự án được thực hiện độc lập. Tôi muốn nhắc rằng chúng ta đã nói đến các nhánh thứ ba và thứ tư của “Dòng chảy Bắc” ngay vào thời điểm chỉ mới bắt đầu “Dòng chảy Bắc-1”, đó là hồi năm 2009. Sau đó, khi đưa vào vận hành “Dòng chảy Bắc-1”, đã bàn luận về việc tiếp nối đề án này. Khi đó còn chưa nói gì về “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, — ông Novak tuyên bố.
Ngoài ra, “Gazprom” và tập đoàn hóa chất BASF của Đức, một trong những đối tác của “Gazprom” trong "Dòng chảy Bắc", đã trở lại với thỏa thuận trao đổi khoản có tài sản từng hủy bỏ năm ngoái, cho phép “Gazprom” mở rộng tầm hoạt động của tập đoàn Nga ở Tây Âu.
Ngoài ra, “Gazprom” và tập đoàn hóa chất BASF của Đức, một trong những đối tác của “Gazprom” trong "Dòng chảy Bắc", đã trở lại với thỏa thuận trao đổi khoản có tài sản từng hủy bỏ năm ngoái, cho phép “Gazprom” mở rộng tầm hoạt động của tập đoàn Nga ở Tây Âu.