Thật khó để hình dung về điều đó, khi nhìn vào tòa trụ sở hiện đại của đài "Tiếng nói Việt Nam" hiện nay, khi đi qua các phòng biên tập, các studio với những trang bị công nghệ tiên tiến nhất. Đó là sự tiến bộ tuyệt vời, nếu chúng ta nhớ đến chiếc xe trâu kéo ngày trước. Một lần nữa, tôi lại nhớ đến những lời mà ông Trần Lâm từng nói với tôi giữa thập niên 70 rằng, trong sự phát triển cơ sở kỹ thuật phát thanh truyền hình Việt Nam có đóng góp đáng kể của Liên Xô và đài phát thanh Moskva.
Trong sự tương tác của đài "Tiếng nói Việt Nam" và đài phát thanh Moskva (về sau đổi tên thành "Tiếng nói nước Nga") có những bước thăng trầm — trong thời Liên Xô và trong những năm 90 của thế kỷ trước. Nhưng đến năm 2000, đài "Tiếng nói Việt Nam" bắt đầu có cơ quan thường trú ở Moskva. Trưởng đại diện hiện nay của đài "Tiếng nói Việt Nam" tại Moskva, bà Nguyễn Thị Điệp Anh cho biết rằng sự hợp tác giữa hai đài phát thanh chưa bao giờ bị gián đoạn hoàn toàn, và bản song tấu hai đài phát thanh — đài "Tiếng nói Việt Nam" và đài "Sputnik" của Nga hiện nay cần được tiếp nối, phục vụ cho sự liên hệ giữa nhân dân hai nước và quan hệ đối tác giữa hai quốc gia.