Trung Quốc: Cắt giảm quân số có phải là phô trương sức mạnh

© AP Photo / Kin CheungQuân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc tại một lễ duyệt binh
Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc tại một lễ duyệt binh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới những tranh chấp kinh tế, chính trị và lãnh thổ đang trở nên trầm trọng hơn.

Quan sát viên Alexander Khrolenko của hãng tin "Russia Today" nhận xét. Trung Quốc có quân đội lớn nhất thế giới và nguồn lực hầu như vô tận, quốc gia này có khả năng gia tăng sức mạnh quân sự và trong nhiều thập kỷ thuyết phục các đối thủ bằng vũ lực. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chọn lựa phương án khác.

Ngày 3 tháng 9, Bắc Kinh đã tổ chức cuộc diễu hành quân sự quy mô lớn nhân dịp kỉ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và chiến thắng của nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Nhật. Trong bối cảnh phô trương sức mạnh quân sự gây ấn tượng mạnh, Chủ tịch CHND Trung Hoa Tập Cận Bình đã tuyên bố về việc Trung Quốc dự định giảm 300 nghìn quân nhân và nhấn mạnh rằng "Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn làm bá chủ và có hành động bành trướng".

Buổi diễn tập duyệt binh ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam
Vì sao Trung Quốc cắt giảm quân số?

Trước lễ kỷ niệm, đại diện của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã cho biết rằng, hơn 80% số thiết bị được trình diễn tại cuộc duyệt binh nhân Ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng đều là những thiết bị lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng. Các nhà phân tích nước ngoài đã thảo luận sôi nổi về hệ thống chống vệ tinh, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm và tên lửa đạn đạo chống hạm tầm trung Dongfeng (East Wind) được gọi là "kẻ tiêu diệt tàu sân bay".

Tên lửa này gây sự lo ngại cho ban lãnh đạo quân sự  Mỹ vì nó có thể di chuyển ở tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, trở thành bất khả xâm phạm để đánh chặn. Vị trí số một của Mỹ ở vùng Thái Bình Dương bị lung lay. Hoa Kỳ không còn khả năng trốn tránh sự trừng phạt về những hành động ngoài khơi gần bờ biển Trung Quốc.

Trung Quốc đang phát triển các hệ thống vũ khí cho bộ binh, hải quân, không quân và không gian vũ trụ.  Quan sát viên Kyle Mizokami của tờ "The National Interest" nhận xét rằng, ở trọng tâm chú ý là các hệ thống vũ khí không gian. Trung Quốc đang phát triển các hệ thống chống vệ tinh có thể làm cho lực lượng vũ trang Mỹ vừa điếc vừa mù vừa câm. Chính nhờ các vệ tinh quân sự mà Mỹ có thể xác định chính xác vị trí của các đơn vị quân đội và vị trí của đối phương trên toàn bề mặt trái đất, cũng như truyền tải dữ liệu về tình hình quân sự.

Tổng thống Barack Obama đã không tham dự lễ kỷ niệm tại Trung Quốc. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng không chấp nhận lời mời của Trung Quốc. Dẫn đầu đoàn đại biểu của Ý và Pháp là các bộ trưởng ngoại giao, Đức và Canada — nhân viên đại sứ quán. Bằng cách này các nước phương Tây thực thi chính sách theo hướng Đông, tiếp tục bỏ qua những thực tế mới của thế giới đa cực. Tổng thống Mỹ kêu gọi lãnh đạo các nước phương Tây và châu Á không đến Trung Quốc, có vẻ ông Obama không nhớ về chiến thắng chung trong cuộc chiến tranh ở vùng Thái Bình Dương.

Phát biểu nhân lễ kỷ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai ở vùng Thái Bình Dương, ông Obama đã tuyên bố rằng, "sự kết thúc Thế chiến II là sự khởi đầu của kỷ nguyên mới của quan hệ Mỹ-Nhật… Quan hệ Mỹ-Nhật trong 70 năm qua là một ví dụ về chính sách ngoại giao năng lượng: cựu thù đã trở thành đồng minh mạnh mẽ và cùng nhau thúc đẩy lợi ích chung, các giá trị chung ở châu Á và trên thế giới". Có vẻ là, đối với Nhật Bản ký ức kinh hoàng về các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki và các lợi ích của Mỹ ở châu Á là quan trọng hơn so với quan hệ tốt với Trung Quốc.

Phóng viên Asia Times và nhà phân tích của hãng tin "RT"  Pepe Escobar gọi sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và EU trên quảng trường Thiên An Môn là kiểu ngoại giao ngu ngốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала