Các chuyên viên Nhật Bản bày tỏ lo ngại rằng sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trong các chiến dịch gìn giữ hòa bình quốc tế có thể đặt giới quân nhân Nhật trước sự cần thiết sử dụng sức mạnh quân sự.
Vậy, có mối nguy nào đối với Nhật Bản tiềm ẩn trong việc nước này liên kết vào hoạt động gìn giữ hòa bình?
Phóng viên đài "Sputnik" đã nêu câu hỏi này với nhà khoa học chính trị Nhật Bản nổi tiếng, Giáo sư Toshio Oti từ Viện Thông tin Quốc tế Niigata.
Giáo sư Toshio Oti đánh giá: “Sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình quốc tế trước đây là không thể, bởi chương thứ chín của Hiến pháp Nhật Bản không cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có quyền phòng thủ tập thể. Nhưng nếu bây giờ gói dự luật về quốc phòng cho quyền phòng thủ tập thể, thì sẽ tăng vọt số lượng các chiến dịch và hành động mà Lực lượng Phòng vệ có thể thực hiện trong khuôn khổ gìn giữ hòa bình quốc tế. So với chiến dịch gìn giữ hòa bình đã tiến hành ở Es-Samawah thuộc Iraq, thì binh sĩ Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ phải đảm nhận những công việc nguy hiểm hơn nhiều và trong ý tưởng này ranh giới sử dụng Lực lượng Phòng vệ sẽ mở rộng hơn đồng thời độ nguy hiểm cũng gia tăng”.
Phóng viên "Sputnik" hỏi tiếp: Sự tham gia của Nhật Bản vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình có thể tác động như thế nào tới quan hệ với Trung Quốc?
Giáo sư Toshio Oti trả lời: “Tôi nghĩ rằng sẽ có tác động rất lớn. Nguyên nhân chính của hoạt tính hiện tại trên bình diện Nhật Bản thông qua luật mới về quốc phòng là sự tồn tại của thỏa thuận quốc phòng Nhật-Mỹ. Đến thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Abe đã hứa sẽ làm cho liên minh Nhật-Mỹ càng thêm vững mạnh và bền chắc hơn. Từ đây sẽ dẫn đến việc củng cố cả liên minh quân sự Nhật-Mỹ mà điều đó tự nó sẽ là kích động ghê gớm đối với Trung Quốc.
Trước đây Trung Quốc đã phản đối hợp tác quân sự Nhật-Mỹ, còn bây giờ đương nhiên họ càng theo dõi nhất cử nhất động của Nhật Bản một cách chăm chú nghiêm ngặt hơn nữa. Trước đây chương thứ chín của Hiến pháp nhắc nhở trách nhiệm của Nhật Bản về hành động của đất nước trong Thế chiến II, còn từ bỏ chương thứ chín và nhận quyền phòng thủ tập thể không chỉ tạo ra vấn đề gắn với liên minh quân sự Nhật-Mỹ hiện đại, mà còn khỏa lấp trách nhiệm của Nhật Bản về những hành động đã gây ra trong Thế chiến II.
Giữa Nhật Bản và Trung Quốc hiện hữu căng thẳng do vấn đề lãnh thổ — tranh chấp chủ quyền với quần đảo Senkaku. Nếu dự luật về quyền quốc phòng tập thể được thông qua, sẽ càng khoét sâu thêm những vấn đề lịch sử trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc và điều đó sẽ dẫn đến siết chặt lập trường cũng như phản ứng của Trung Quốc”.
GS Toshio Oti: Củng cố liên minh quân sự Nhật-Mỹ kích động mạnh với Trung Quốc
21:21 08.09.2015 (Đã cập nhật: 19:38 09.09.2015)
© AP Photo / Shizuo KambayashiLực lượng Phòng vệ Nhật Bản tại căn cứ Asaka
© AP Photo / Shizuo Kambayashi
Đăng ký
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản ồn ào tranh luận về cuộc vận động của Thủ tướng Shinzo Abe để thông qua gói dự uật về quốc phòng.