Hôm thứ Hai, Phó chủ tịch Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga Vladimir Jabbarov nói rằng liên quan với các nỗ lực của Mỹ nhằm gây sức ép lên Hy Lạp để ngăn chặn việc cung cấp viện trợ nhân đạo của Nga dành cho nhân dân Syria, Moskva có thể lập một đường bay mới tới Syria để viện trợ nhân đạo, nếu Hy Lạp vẫn đưa ra phản ứng tích cực với yêu cầu của Washington và đóng cửa không phận đối với máy bay Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Hy Lạp ngày 7 tháng 9, trước đó Mỹ đã yêu cầu Hy Lạp đóng cửa không phận đối với các chuyến bay của Nga chở viện trợ nhân đạo dành cho Syria. Nga yêu cầu cho phép các chuyến bay trong khu vực trách nhiệm của Hy Lạp từ ngày 1-24 tháng 9.
Theo ông Vladimir Dzhabarova, nếu Athens đóng cửa không phận đối với máy bay Nga, thì Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á có thể hỗ trợ sứ mệnh nhân đạo của Liên bang Nga.
Trả lời phỏng vấn nhà báo Al-Marina Challans, chuyên gia thường trực của Sputnik Ba Tư — quan sát viên Emad Abshenas nói rằng những nỗ lực của Mỹ như vậy nhằm gây sức ép đối với Hy Lạp và cố gắng tước đi của Nga khả năng cung cấp viện trợ nhân đạo cho nhân dân Syria là vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Ông Abshenas nói:
"Yêu cầu của Mỹ đáng bị phê phán từ quan điểm chuẩn mực của luật pháp quốc tế. Không có quy định luật pháp nào, không có bất kỳ tổ chức quốc tế nào cho phép can thiệp vào việc điều phối viện trợ nhân đạo, trong trường hợp này là viện trợ của LB Nga dành cho dân thường nghèo đói ở Syria. Nhưng Hy Lạp vẫn đi theo hướng này, Nga vẫn có những cách khác để điều phối viện trợ nhân đạo cho Syria, đặc biệt là với sự hỗ trợ của Iran. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nga và Iran cũng sẽ không từ bỏ việc hỗ trợ sứ mệnh nhân đạo tới Syria. Nhất là khi có thể lập ra các tuyến riêng và các kênh riêng. Hy Lạp từ chối mở không phận cho máy bay của Nga chỉ làm trầm trọng thêm và làm xấu đi quan hệ với Nga và các nước khác liên quan.
Hôm nay chúng ta thấy rằng chính sách của phương Tây đối với Syria đã dẫn đến thực tế là số lượng người tị nạn Syria tăng lên từng ngày. Các công dân chạy trốn khỏi đất nước, vì họ không còn có thể chịu đựng được những thảm kịch của chiến tranh. Và kẻ có lỗi ở đây là phương Tây và Hoa Kỳ, vì đã hỗ trợ cho bọn khủng bố ở Syria. Tất nhiên một chính sách như vậy chỉ làm phức tạp thêm cuộc khủng hoảng Syria. Và châu u đang phải hứng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng đó."
Một người đối thoại khác của chúng tôi là chính trị gia người Iran, nhà ngoại giao, cựu nhân viên Đại sứ quán Iran tại Lebanon, ông Seyed Hadi Afgahi lưu ý rằng, bất chấp mong muốn của phương Tây đóng các kênh hỗ trợ nhân đạo, Nga có thể hy vọng vào sự hỗ trợ và hợp tác của Iran trong sứ mệnh nhân đạo này. Ông Seyed Hadi Afgahi nói:
"Tại thời điểm này, Hy Lạp đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc nhất. Một số nước châu u cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính nếu Hy Lạp khắc phục những vấn đề hiện tại. Ngoài ra, các quốc gia này có chiến lược chung với Hoa Kỳ trong vấn đề kinh tế, quân sự và chiến lược. Vì vậy, lợi dụng tình hình tài chính suy yếu của Hy Lạp, Hoa Kỳ đang cố gắng gây áp lực đối với nước này để ngăn chặn việc Nga gửi hàng hóa nhân đạo tới Syria. Tất nhiên, trong việc này Mỹ đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Một điều nghịch lý nhất là máy bay Mỹ tiếp tục vận chuyển và cung cấp vũ khí, vật tư y tế và thực phẩm cho những kẻ khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" ở Iraq với lý do "viện trợ nhân đạo". Nếu so sánh hai trường hợp, chúng ta thấy rõ ràng rằng Hoa Kỳ không bao giờ quan tâm đến các vấn đề khó khăn và nỗi đau của các dân tộc bị áp bức. Mỹ chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình.
Những gì mà Nga làm cho Syria là sứ mệnh nhân đạo mà các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế có thể kiểm tra. Liệu có phương án thay thế nào cho Nga ngoài Hy Lạp? Đó là Iran hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi nghĩ rằng Iran và Nga cũng có thể tổ chức hành lang gửi viện trợ đến Syria, nếu phù hợp với giấy phép của các tổ chức quốc tế, và cuối cùng “khu cấm bay” mà Mỹ áp đặt sẽ bị phá vỡ.
Rất có thể sẽ thành lập trụ sở điều phối chung trong khu vực, kiểm soát hành lang trên không để vận chuyển viện trợ nhân đạo. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể tham gia vào quá trình này, nhưng có một số khó khăn. Bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và không được độc lập trong các vấn đề như vậy. Theo ý kiến của tôi, Iran gần gũi với Nga hơn. Và tôi thấy sự hợp tác giữa Iran và Nga trong các vấn đề nhân đạo là chuyện thực tế và thành công hơn.”