Các chuyên gia có kế hoạch làm tan băng Mollivirus sibericum (khoảng 30.000 năm tuổi) để tìm hiểu khả năng gây hại cho con người. Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp cho biết thông tin.
Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm hợp tác Nga-Pháp.
Các nhà khoa học cảnh báo mối nguy hiểm trong hoạt động khai thác Bắc cực và đề nghị tôn trọng mọi biện pháp cần thiết, để các virus tương tự bệnh đậu mùa không sống lại.
Theo TS.KH. Vladislav Zhemchugov, một chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng đặc biệt nguy hiểm, đây không phải phát hiện đầu tiên và cuối cùng của các nhà khoa học đang nghiên cứu băng vĩnh cửu.
Ông Vladislav Zhemchugov cho phóng viên đài Sputnik biết:
"Băng vĩnh cửu bảo tồn tất cả, trong đó có các virus. Đây là môi trường lý tưởng gìn giữ các protein và axit nucleic có trong các sinh vật sống. Đây không phải là một phát hiện đầu tiên hay cuối cùng. Tất nhiên, mọi người quan tâm đến các loại virus như bệnh đậu mùa, từng được tìm thấy trong hài cốt người cổ đại. Khi ấy, tất cả đều hoảng sợ, nhưng sau đó chúng tôi nhận thấy những virus này không thể sống lại. Tuy nhiên, không ai loại trừ sự xuất hiện của virus tuổi thọ cao có khả năng sinh tồn, sự phát triển của chúng tụt hậu so với tiến hóa trên Trái đất, môi trường hiện tại có thể hủy diệt hay ngược lại vô cùng thuận lợi cho virus, nó sẽ bắt đầu sinh sôi."
Nhà khoa cho biết, hiện mối quan tâm lớn nhất là nghiên cứu nước được lấy từ các hồ ở Nam Cực.
"Ở đó có thể còn bảo quản những sinh vật sống, trước hết là những vi sinh vật, vi khuẩn hàng triệu năm tuổi. Tôi xin nói rằng, các mẫu này được giới chuyên gia nghiên cứu với đầy đủ biện pháp phòng ngừa," — ông Vladislav Zhemchugov nói.
Theo ông, ngày nay nhân loại mới nghiên cứu được một phần nhỏ các vi khuẩn sống trên Trái đất.