South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng) đưa tin này, dẫn ý kiến ông Jin Canrong — Giáo sư trường Đại học Bắc Kinh rằng bầu không khí chính trị tại Washington không phải là quá thuận lợi, buộc Trung Quốc phải chuyển các sự kiện xã hội chính với sự tham gia của ông Tập Cận Bình đến Seattle. Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa của Mỹ công khai chỉ trích Trung Quốc một cách gay gắt, một số chính trị gia cực đoan khác thậm chí kêu gọi hủy bỏ chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trước đó, «The Diplomat» Nhật Bản cũng đề cập đến cùng chủ đề này và cho rằng lựa chọn Seattle có nghĩa là nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn tránh các bang đang bắt đầu quá trình tranh cử tổng thống. Tờ báo nhắc nhở rằng nhiều nhà bình luận Mỹ, cũng như các ứng cử viên tổng thống đã thảo luận vấn đề có cần giảm cấp độ chuyến thăm nhà nước của ông Tập Cận Bình hay không.
Tuy nhiên, sự lựa chọn Seattle có thể được giải thích bởi thực tế rằng Bắc Kinh và Seattle có quan hệ kinh doanh chặt chẽ. Hoa Kỳ không giấu một thực tế rằng kinh tế bang Washington liên quan với Trung Quốc nhiều hơn hơn phần còn lại của Hoa Kỳ. Ngoài Boeing, Trung Quốc và bang Washington còn gặp nhau ở những điểm quan trọng khác. Trước hết, đó là Microsoft và Starbucks. Các tập đoàn này thu được lợi nhuận khổng lồ khi chiếm được thị trường Trung Quốc.
Theo "South China Morning Post", tại Seattle sẽ diễn ra các sự kiện xã hội với sự tham gia của ông Tập Cận Bình, bao gồm các cuộc gặp với đại diện của giới kinh doanh Mỹ. Tuy nhiên, cơ hội để đạt được bất kỳ bước đột phá nào trong chuyến thăm này là không nhiều. Lời giải thích ở đây nằm trong các vấn đề lớn: từ những cáo buộc của Mỹ về gián điệp mạng của Trung Quốc, Mỹ không hài lòng với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Chuyên gia Nga Alexander Larin bình luận như sau:
"Tôi cho rằng sẽ không có một bước đột phá lớn. Hơn nữa, mối quan hệ gần đây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã hạ nhiệt phần nào. Điều này đã được nhấn mạnh bằng việc quan chức cấp cao Mỹ không có mặt tại cuộc diễu hành quân sự nhân Ngày Chiến thắng ở Bắc Kinh. Chuyên gia Trung Quốc và các phương tiện truyền thông cáo buộc Hoa Kỳ gây áp lực lên các đồng minh châu Âu và châu Á để các nước đó cũng không đến Bắc Kinh. Do mối quan hệ căng thẳng hơn trước, chuyến thăm sẽ diễn ra trong một tình huống khá khó khăn. Các bên sẽ ký một số văn bản sẽ chính thức mở ra tiềm năng nào đó để phát triển hơn nữa các mối quan hệ. Trong hợp tác đòi hỏi cả từ hai bên. Nhưng tôi nghĩ, sẽ không có một bước đột phá nào. Không phải vì quan hệ được thổi phồng ở những giây phút cuối cùng, mà vì trong một thời gian dài các bên đã có những mâu thuẫn nghiêm trọng."
Các nguồn tin của South China Morning Post ghi nhận rằng trong việc chuẩn bị chuyến thăm cũng đã xem xét phương án ông Tập Cận Bình sẽ dừng tại đảo Hawaii. Tuy nhiên phương án này bị gạt đi, vì tại đó có trụ sở Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, vốn có tâm trạng phê phán đối với chính sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.