Con đường khó khăn đến Hiệp định Geneva 1954

© Flickr / Nicolas RaymondQuốc kỳ Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đài “Sputnik” tiếp tục loạt bài “Nhìn lại quá khứ” nói về lịch sử quan hệ đối tác Nga-Việt Nam.

Trong các bài trước đã nói về viện trợ kinh tế và quân sự của Nga cho lực lượng yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chúng tôi cũng đã nói về việc đào tạo các chuyên gia Việt Nam tại Liên Xô, và đài Matxcơva  bắt đầu phát sóng đến Việt Nam.

Đến năm 1954, sự hợp tác ngoại giao cũng như sự hợp tác trên trường quốc tế đã có ý nghĩa đặc biệt to lớn để đạt được hòa bình ở Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Dương. Nhà sử học Nga Maxim Syunnerberg nói:

"Sự hợp tác trong lĩnh vực này đã là rất cần thiết. Bởi vì khi đó, giới cầm quyền Paris nhận thức được rằng, cần kết thúc sớm cuộc chiến tranh ở Đông Dương vì đó là cuộc chiến vô vọng đối với Pháp. Còn Hoa Kỳ thì bắt đầu gánh vác gánh nặng cuộc chiến. Khi đó, họ đang thảo luận về khả năng gửi quân Mỹ đến Việt Nam. Kết quả là, dưới áp lực của Mỹ, ban chỉ huy quân đội Pháp đã đưa lực lượng chính của họ đến khu vực Điện Biên Phủ để phát động chiến dịch chống lại quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng yêu nước Lào".

Vào tháng  2 năm 1954, tại Berlin đã tiến hành cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp. Tại cuộc gặp này, Bộ trưởng Ngaọi giao Liên Xô đã đề xuất sáng kiến tổ chức hội nghị với sự tham gia của năm cường quốc — bốn nước nói trên và Trung Quốc — để thảo luận về vấn đề Đông Dương. Anh và Pháp đã ủng hộ đề xuất này. Cuối cùng, Hoa Kỳ cũng đồng ý tham gia.

Cũng theo sáng kiến ​​của Liên Xô, vào đầu tháng Tư tại Matxcơva đã tổ chức cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov với  Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai để vạch ra lập trường chung của ba nước tại cuộc họp sắp tới. Nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhận định rằng, tình hình ở Đông Dương là thuận lợi cho lực lượng yêu nước. Song, Thủ tướng Chu Ân Lai đã có thái độ bi quan, ông cho rằng, thậm chí, ngay cả nếu Mỹ không can thiệp nghiêm trọng vào công việc của Việt Nam, thì lực lượng yêu nước vẫn phải mất ít nhất hai năm để giải phóng miền Bắc.  Đồng thời, Chu Ân Lai nhấn mạnh rằng, trong trường hợp Mỹ can thiệp vào cuộc chiến ở Việt Nam, thì Trung Quốc sẽ không thể cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam. Ông nói, các đồng chí Việt Nam và Trung Quốc có ý kiến khác nhau về vấn đề này. Các đồng chí Việt Nam không chú ý đến việc, trong mọi trường hợp Trung Quốc không thể công khai giúp đỡ Việt Nam.

Liên Xô đã xuất phát từ quan điểm rằng, có khả năng sớm kết thúc hành động quân sự. Bộ trưởng Molotov đã trình bày lập trường của Matxcơva: cần phải phấn đấu để công nhận nền độc lập của ba nước Đông Dương, để ngăn chặn sự mở rộng chiến tranh và buộc Pháp phải chấm dứt chiến sự, cũng như tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn Việt Nam, Lào và Campuchia.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Chu Ân Lai đã tán thành đề xuất của Liên Xô, và cả ba nước đã chuẩn bị trình bày lập trường này tại hội nghị Geneva. Về diễn biến tình hình tại Hội nghị Geneva các bạn sẽ nghe trong bài tiếp theo của chu kỳ "Nhìn lại quá khứ".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала