Seoul khiêu khích Bình Nhưỡng để làm gì?

© AFP 2023 / Jung Yeon-JeCác chốt quân sự của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên
Các chốt quân sự của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong một báo cáo mới đây, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã công bố ý định điều chỉnh chiến lược quân sự. Hãng Yonhap đưa tin, các hoạt động diễn tập tiếp theo của Hàn Quốc sẽ được tổ chức tại khu vực tiếp giáp vùng phi quân sự với Bắc Triều Tiên.

Seoul giải thích rằng, sở dĩ có nhu cầu khôi phục tập trận là do có tin Bình Nhưỡng lên kế hoạch phóng tên lửa đẩy lớn vào tháng Mười, nhân dịp 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên.

Những động thái của Seoul chĩa về phía Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây không khỏi gieo rắc mối ngờ vực là nhà chức trách Hàn Quốc đang cố tình khiêu khích căng thẳng trên bán đảo. Những việc làm này của họ thật không đúng lúc. Ông Andrei Ivanov, cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO nêu nhận xét về vấn đề này.


“Tháng Tám năm nay, Hàn Quốc đã khiêu khích một cuộc pháo kích vào chính lãnh thổ mình bằng cách đột nhiên nối lại hoạt động tuyên truyền qua loa phóng thanh trên biên giới. Thật khó hiểu Seoul muốn đạt được điều gì. Khuyến khích người dân Bắc Triều Tiên nổi dậy chống lại chế độ hiện nay? Đó là điều không thể. Nhưng quá dễ để làm cho ông Kim Jong-un và các tướng lĩnh của ông nổi giận. Kết quả, sau khi Bình Nhưỡng đe dọa dùng tên lửa và pháo binh phá hủy các loa phóng thanh, Seoul đã ngừng sự tuyên truyền khiêu khích nhưng hoàn toàn vô dụng.”


Thế giới hy vọng sẽ có sự dịu xuống trong quan hệ giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng giờ đây, Seoul lại tuyên bố muốn tiến hành tập trận gần khu vực phi quân sự. Làm như vậy không thể nào ép được Bình Nhưỡng từ bỏ kế hoạch thử nghiệm tên lửa mới. Rõ ràng, vụ phóng mới là thông điệp của Bình Nhưỡng, một lời mời đối thoại trực tiếp gửi Washington. Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ hứa từ bỏ nỗ lực phá hoại chế độ Bình Nhưỡng đổi lấy thái độ ôn hòa, cho phép ông Kim Jong-un khẳng định thắng lợi trước Hoa Kỳ, áp chế các nhà quân sự Triều Tiên thích lên nòng súng và… tập trung thúc đẩy cải cách kinh tế.

Khu phi quân sự - Sputnik Việt Nam
Seoul và Bình Nhưỡng thỏa thuận tổ chức hội ngộ các gia đình ly tán
Tiếc rằng, những nỗ lực của lãnh đạo Bắc Triều Tiên vì cuộc đối thoại bình dẳng với Washington đều là vô ích. Việc Hàn Quốc tìm cách làm nước láng giềng mở mắt, bằng cách đe dọa tập trận quân sự gần biên giới, sẽ chỉ làm cho Bình Nhưỡng càng tỏ ra hiếu chiến hơn. Mặc dù Seoul khẳng định họ không mong muốn đụng độ vũ trang nghiêm trọng chứ chưa nói tới chiến tranh, nhưng những hành động khiêu khích như vậy thừa sức đẩy hai bên tới xung đột.

Có vẻ như Hàn Quốc tự tin vào khả năng bóp nghẹt Bắc Triều Tiên bằng các công cụ kinh tế. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế Bắc Triều Tiên đã được củng cố đáng kể dưới hình thức phát triển tư bản nhà nước. Nhiều chỉ số kinh tế-xã hội cho thấy, Bắc Triều Tiên đang từ từ trở thành… một Hàn Quốc dưới thời độc tài quân sự. Trung Quốc cũng không bao giờ để gọng kìm bao vây kinh tế thắt chặt Bắc Triều Tiên. Các hoạt động quân sự chống lại Bình Nhưỡng đe dọa an ninh không chỉ của Hàn Quốc mà cả các nước láng giềng như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản.

Tại sao phải gây chiến? Phải chăng tốt hơn hãy chờ khi chủ nghĩa tư bản giành chiến thắng ở Bắc Triều Tiên?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала