Phương tiện truyền thông Nhật Bản ghi nhận rằng viện trợ đó nhằm tăng cường giúp Việt Nam đối mặt với các mối đe dọa tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ phía Trung Quốc.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quân sự và chính trị của MGIMO Aleksei Padbyarozkin nói:
"Đối với Việt Nam, cách tiếp cận của Nhật Bản khá thực dụng. Việt Nam là một đất nước phát triển nhanh, kể cả về mặt quân sự. Người Nhật rất quan tâm đến thực tế rằng những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn duy trì và phát triển. Nói chung, đối với người Nhật, sẽ là lý tưởng nếu Việt Nam trở thành trung tâm sức mạnh độc lập đối đầu với Trung Quốc."
Nói về ban lãnh đạo Việt Nam, theo ý kiến của tôi, điều quan trọng đối với họ là Việt Nam gia tăng tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự. Tiềm lực này sẽ được sử dụng đối đầu với ai — đó là câu hỏi thứ hai. Đối với Việt Nam hiện nay, bất kỳ sự trợ giúp nào đều tốt, nếu nó góp phần củng cố sức mạnh của Việt Nam. Cho dù đó là Nhật Bản, Mỹ, Nga hay Trung Quốc — điều đó không phải là quá quan trọng. Đối với lãnh đạo Việt Nam, điều rất quan trọng là sao cho sức mạnh ngày càng tăng nhanh của Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền của Việt Nam."
"Sputnik": Liệu có xảy ra nguy cơ một cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam hay không?
Ông Aleksei Padbyarozkin nói:
"Tôi không loại trừ đối đầu quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chúng ta còn nhớ khoảng thời gian đáng buồn hồi cuối thập niên 1970, khi xảy ra cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Việt Nam. Khi đó, với lực lượng ít hơn đáng kể, Việt Nam đã thực sự có khả năng đánh bại các lực lượng khá lớn của quân đội Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có kinh nghiệm thành công không chỉ trong kháng chiến chống Mỹ, mà cả trong cuộc chiến chống Trung Quốc."