Tài liệu đã được trình bày bởi Idris Jazairy, Báo cáo viên đặc biệt về tác động tiêu cực các biện pháp ép buộc đơn phương. Đây là tài liệu đầu tiên trong một loạt các báo cáo tương tự sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền ở Geneva.
"Thậm chí các biện pháp kinh tế không bị cấm vẫn có thể trở thành bất hợp pháp nếu chúng ép buộc một nhà nước thực hiện những hành động nào đó trong lĩnh vực mà họ có quyền lựa chọn hành động," — báo cáo nhận xét.
Báo cáo viên nhắc rằng, các nước đặt chữ ký dưới Hiệp ước Helsinki năm 1975, đã cam kết từ bỏ mọi ép buộc kinh tế hoặc các ép buộc khác nhằm buộc quốc gia khác có chủ quyền phải hành động đáp ứng lợi ích của nước khác.
Báo cáo viên cho biết: "Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, các biện pháp cưỡng chế đơn phương được sử dụng chống các nước đang phát triển, tiếp đến là sự leo thang phát sinh chủ yếu từ những căng thẳng giữa phương Tây và Liên bang Nga do tình hình ở Crưm và miền đông Ukraine."
Ông Jazairy bổ sung rằng, chỉ những biện pháp trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua mới là hợp pháp và mang lại kết quả trong thời hạn ngắn. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế "từ chối sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương như một công cụ của chính sách đối ngoại."
Báo cáo viên cho biết: "Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, các biện pháp cưỡng chế đơn phương được sử dụng chống các nước đang phát triển, tiếp đến là sự leo thang phát sinh chủ yếu từ những căng thẳng giữa phương Tây và Liên bang Nga do tình hình ở Crưm và miền đông Ukraine."
Ông Jazairy bổ sung rằng, chỉ những biện pháp trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua mới là hợp pháp và mang lại kết quả trong thời hạn ngắn. Ông cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế "từ chối sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương như một công cụ của chính sách đối ngoại."