Năm đảng đối lập tại Nhật Bản đã trình lên Hạ viện dự thảo kiến nghị khiển trách Thủ tướng Shinzo Abe và bày tỏ giảm lòng tin vào Chính phủ.
Theo đề nghị của đài Sputnik, nhà nghiên cứu chính trị Nhật Bản, Giáo sư Oti Toshio Học viện Thông tin quốc tế Niigata đã bình luận về tình hình này.
“Hiện nay, lợi dụng đa số trong Quốc hội, các đảng cầm quyền gần như đạt được sự thông qua dự thảo luật về an ninh, nhưng rất quan trọng đối với xã hội Nhật Bản việc các đảng đối lập vẫn kiên trì đấu tranh tìm cách ngăn chặn những tài liệu này.”
“Đặc biệt, phe đối lập đã cố gắng nêu kiến nghị khiển trách Thủ tướng Abe và bày tỏ sự giảm lòng tin vào Chính phủ, ở đây đáng chú ý là độ kiên trì của họ trong cuộc đấu tranh chống dự luật an ninh. Đây không chỉ là những động thái nghi thức hay lấy lệ, theo tôi sự kiên trì của phe đối lập sẽ đem lại kết quả nhất định.”
“Một điểm khác quan trọng là bên ngoài Quốc hội, người dân đã tham gia biểu thị ý kiến phản đối của họ. Tôi nghĩ, với các đảng đối lập việc thể hiện sự ủng hộ người dân là điều cần thiết. Chính các cuộc biểu tình phản đối đã tiếp sức cho động thái của phe đối lập.”
Đài Sputnik: Có lẽ, Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh với việc thông qua dự thảo luật về an ninh. Liệu phản ứng gay gắt của họ có ảnh hưởng tới phong trào biểu tình tại Nhật Bản và lập trường của giới chính trị?
Giáo sư Oti Toshio: “Câu hỏi này liên quan đến ngoại giao quốc tế, do đó không dễ dàng có ngay câu trả lời. Tuy nhiên, cả khi dự luật được thông qua thì người dân sẽ vẫn tiếp tục gây áp lực với Chính phủ ông Abe để họ có hành động kiềm chế phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, tôi nghĩ rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ thay đổi.”
“Tất nhiên, dự luật này sẽ động chạm tới Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc sẽ phụ thuộc cả vào thái độ của xã hội dân sự Nhật Bản, đặc biệt là các phong trào sinh viên. Theo tôi nghĩ, thậm chí quan điểm xã hội có thể thay đổi ý nghĩa những dự luật về an ninh. Dẫn đến những chuyển biến trong chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc.“
“Hiện nay, lợi dụng đa số trong Quốc hội, các đảng cầm quyền gần như đạt được sự thông qua dự thảo luật về an ninh, nhưng rất quan trọng đối với xã hội Nhật Bản việc các đảng đối lập vẫn kiên trì đấu tranh tìm cách ngăn chặn những tài liệu này.”
“Đặc biệt, phe đối lập đã cố gắng nêu kiến nghị khiển trách Thủ tướng Abe và bày tỏ sự giảm lòng tin vào Chính phủ, ở đây đáng chú ý là độ kiên trì của họ trong cuộc đấu tranh chống dự luật an ninh. Đây không chỉ là những động thái nghi thức hay lấy lệ, theo tôi sự kiên trì của phe đối lập sẽ đem lại kết quả nhất định.”
“Một điểm khác quan trọng là bên ngoài Quốc hội, người dân đã tham gia biểu thị ý kiến phản đối của họ. Tôi nghĩ, với các đảng đối lập việc thể hiện sự ủng hộ người dân là điều cần thiết. Chính các cuộc biểu tình phản đối đã tiếp sức cho động thái của phe đối lập.”
Đài Sputnik: Có lẽ, Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh với việc thông qua dự thảo luật về an ninh. Liệu phản ứng gay gắt của họ có ảnh hưởng tới phong trào biểu tình tại Nhật Bản và lập trường của giới chính trị?
Giáo sư Oti Toshio: “Câu hỏi này liên quan đến ngoại giao quốc tế, do đó không dễ dàng có ngay câu trả lời. Tuy nhiên, cả khi dự luật được thông qua thì người dân sẽ vẫn tiếp tục gây áp lực với Chính phủ ông Abe để họ có hành động kiềm chế phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, tôi nghĩ rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ thay đổi.”
“Tất nhiên, dự luật này sẽ động chạm tới Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách của Nhật Bản đối với Trung Quốc sẽ phụ thuộc cả vào thái độ của xã hội dân sự Nhật Bản, đặc biệt là các phong trào sinh viên. Theo tôi nghĩ, thậm chí quan điểm xã hội có thể thay đổi ý nghĩa những dự luật về an ninh. Dẫn đến những chuyển biến trong chính sách của Nhật Bản với Trung Quốc.“