Đặc biệt, người Mỹ rất chú tâm tới sự xuất hiện của các tàu Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong khu vực tiếp giáp quần đảo Aleut cách đây không lâu sau các cuộc tập trận Nga-Trung. Chuyên gia Vasily Kashin từ Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ đã nêu ý kiến nhận xét của ông về tình hình này với đài Sputnik.
Quần đảo Aleut là lãnh thổ duy nhất của Mỹ bị Nhật Bản chiếm đóng thời Thế chiến II. Trong bất cứ bối cảnh căng thẳng quân sự-chính trị ở Thái Bình Dương, Aleut sẽ là một vị trí phòng thủ nhạy cảm của Mỹ, và cùng với Alaska đòi hỏi sự chuyển hướng lực lượng đáng kể để bảo vệ. Rất có thể, yếu tố này sẽ được Trung Quốc tính tới trong các hoạch định quân sự tương lai.
Trung Quốc đang tỏ rõ mối quan tâm không ngừng tới Bắc Cực về mặt khai thác kinh tế cũng như trong các hoạt động của hạm đội. Thậm chí, các hoạt động hải quân sẽ vượt trước hoạt động kinh tế. Nhưng Trung Quốc chưa tự lực đầy đủ về công nghệ, kể cả trong khai thác dầu ngoài khơi ở các vùng biển ấm, trong khi nhiệm vụ thăm dò khoan giếng tại vùng cực lại phức tạp gấp nhiều lần. Tuy nhiên dù còn các hạn chế, ngay lúc này hạm đội tàu Trung Quốc vẫn có thể gia tăng hoạt động ở Bắc Cực.
Sự hiện diện ở Bắc Cực của lực lượng hải quân thuộc quốc gia không sở hữu lãnh thổ tại đây đang tạo ra những tình hình mới. Tuy nhiên, hầu như chẳng có cách thức hợp pháp nào để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở đây. Đặc biệt, chính Hoa Kỳ càng khó lên tiếng thắc mắc, khi mà nước này vốn cực kỳ chú trọng đề cao quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Mối quan tâm của Trung Quốc về nghiên cứu Bắc Cực đã được thấy rõ từ lâu. Rất có thể, sự qua lại của các tàu nổi mới là bước khởi đầu, tiếp đến Trung Quốc sẽ tìm cách triển khai tàu ngầm, trong tương lai dài hạn cả tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, tàu ngầm tên lửa hạt nhân. Một định lý vốn tồn tại từ trước tới nay là chỉ có tàu ngầm của hai phía Nga và NATO do Mỹ dẫn đầu, mới có khả năng hành động dưới lớp băng của Bắc Cực. Sự xuất hiện của đối thủ độc lập thứ ba sẽ tạo ra những tình huống và mối đe dọa mới.
Chưa rõ, Trung Quốc sẵn sàng liên kết các hoạt động tại Bắc Cực với Nga ở mức độ nào. Bất kỳ động thái của hạm đội Trung Quốc tại đây đều không tránh dẫn tới câu hỏi về sự phối hợp và thống nhất với Moskva. Tạm thời, tuy không có hiệp định liên minh nhưng giữa hai nước đã có những kinh nghiệm quan trọng trong phối hợp và diễn tập.
Bản thân Nga cũng đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực, triển khai các căn cứ không quân mới, cơ sở phòng không, thậm chí cả các đơn vị quân đội. Từng là một mặt trận của chiến tranh Lạnh trước đây, Bắc Cực lại đang trở thành hướng đối đầu quan trọng giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến tranh Lạnh mới, thai nghén từ khủng hoảng Ukraine. Hoạt động của Trung Quốc hợp tác với Nga ở khu vực có khả năng thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng. Cùng với Nga tham gia tạo các cơ sở hạ tầng mà hạm đội và không quân Trung Quốc sẽ sử dụng trong tương lai. Nhưng để làm được điều đó, Moskva và Bắc Kinh cần ngồi vào bàn thảo luận những nguyên tắc tương tác cơ bản và sự kết hợp lợi ích trong khu vực.
Sự hiện diện ở Bắc Cực của lực lượng hải quân thuộc quốc gia không sở hữu lãnh thổ tại đây đang tạo ra những tình hình mới. Tuy nhiên, hầu như chẳng có cách thức hợp pháp nào để ngăn chặn Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở đây. Đặc biệt, chính Hoa Kỳ càng khó lên tiếng thắc mắc, khi mà nước này vốn cực kỳ chú trọng đề cao quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Mối quan tâm của Trung Quốc về nghiên cứu Bắc Cực đã được thấy rõ từ lâu. Rất có thể, sự qua lại của các tàu nổi mới là bước khởi đầu, tiếp đến Trung Quốc sẽ tìm cách triển khai tàu ngầm, trong tương lai dài hạn cả tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình, tàu ngầm tên lửa hạt nhân. Một định lý vốn tồn tại từ trước tới nay là chỉ có tàu ngầm của hai phía Nga và NATO do Mỹ dẫn đầu, mới có khả năng hành động dưới lớp băng của Bắc Cực. Sự xuất hiện của đối thủ độc lập thứ ba sẽ tạo ra những tình huống và mối đe dọa mới.
Chưa rõ, Trung Quốc sẵn sàng liên kết các hoạt động tại Bắc Cực với Nga ở mức độ nào. Bất kỳ động thái của hạm đội Trung Quốc tại đây đều không tránh dẫn tới câu hỏi về sự phối hợp và thống nhất với Moskva. Tạm thời, tuy không có hiệp định liên minh nhưng giữa hai nước đã có những kinh nghiệm quan trọng trong phối hợp và diễn tập.
Bản thân Nga cũng đang đẩy mạnh sự hiện diện quân sự trong khu vực, triển khai các căn cứ không quân mới, cơ sở phòng không, thậm chí cả các đơn vị quân đội. Từng là một mặt trận của chiến tranh Lạnh trước đây, Bắc Cực lại đang trở thành hướng đối đầu quan trọng giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến tranh Lạnh mới, thai nghén từ khủng hoảng Ukraine. Hoạt động của Trung Quốc hợp tác với Nga ở khu vực có khả năng thay đổi hoàn toàn cán cân lực lượng. Cùng với Nga tham gia tạo các cơ sở hạ tầng mà hạm đội và không quân Trung Quốc sẽ sử dụng trong tương lai. Nhưng để làm được điều đó, Moskva và Bắc Kinh cần ngồi vào bàn thảo luận những nguyên tắc tương tác cơ bản và sự kết hợp lợi ích trong khu vực.