Dự luật này được thượng viện thông qua hôm 19 tháng 9, sau những cuộc thảo luận dài, trong bối cảnh những cuộc biểu tình hàng ngàn tham gia trên khắp Nhật Bản.
Khoảng 51% người được khảo sát bởi báo "Asahi Shimbun" (một trong những tờ báo lớn nhất Nhật Bản) cho biết rằng họ phản đối dự luật, chỉ có 30% số người được hỏi ủng hộ. Khoảng 67% số người được hỏi cũng cho rằng Thượng viện đã bị ép thông qua luật này, trong khi 74% cho rằng chính phủ không giải thích đầy đủ về sự cần thiết phải trao quyền cho lực lượng phòng vệ.
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, ông Takako Suzuki, nghị sỹ Hạ viện thuộc đảng Dân chủ đối lập nói:
"Việc hai viện Quốc hội thông qua dự luật là hậu quả của việc làm ngơ trước quan điểm của đại biểu quốc hội và dân tộc. Nếu bạn nhìn vào bất kỳ cuộc khảo sát dư luận nào, 80% số người được hỏi nói rằng không được chính phủ giải thích đầy đủ về dự luật. Ngay cả trong quốc hội, 60% nghị sỹ có thái độ tiêu cực đối với dự luật. Không hề có nhu cầu khẩn cấp về một dự luật như vậy".
Trong tháng qua, trên bối cảnh thông quan dự luật, tỷ lệ ủng hộ Nội các Nhật Bản, đứng đầu là Thủ tướng Shinzo Abe đã giảm 4,3%, đạt mốc 38,9%. Đồng thời, theo một cuộc khảo sát toàn quốc được tiến hành bởi hãng tin Kyodo, mức độ không chấp thuận chính phủ Nhật Bản đạt tới 50,2%.
Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Thế chiến II, gói dự luật về an ninh gây tranh cãi cho phép quân nhân Nhật Bản tham gia các cuộc chiến tranh để bảo vệ các "quốc gia thân thiện", thậm chí nếu Nhật Bản không bị tấn công. Luật này cũng loại bỏ một số hạn chế trong các hoạt động của lực lượng Liên Hiệp Quốc ở nước ngoài, mà trước đây quân nhân Nhật Bản hầu như không có quyền sử dụng vũ khí.