"Chúng tôi quan ngại về xu hướng này, trong đó có quyết định của chính phủ Nhật Bản giảm thiểu các hạn chế về phòng vệ tập thể… Chúng tôi cũng lưu ý rằng những sự kiện này đang diễn ra song song với việc gia tăng mạnh mẽ sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực Đông Bắc Á," – ông Lavrov cho biết sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida.
Theo ông Lavrov, "điều đó trước hết liên quan đến việc kế hoạch của Washington tăng cường xây dựng tiềm năng tên lửa trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương." "Chúng tôi đã nói chuyện với ông ngoại trưởng về tính chất gây bất ổn của việc Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu đối với an ninh quốc tế," – ông Lavrov cho biết.
"Song song với điều đó, chúng tôi nhận thấy quá trình hợp tác của Nhật Bản và Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, nơi bắt đầu của cái mà tôi gọi là cấu hình hạt nhân. Chúng tôi tin tưởng rằng cách tiếp cận an ninh khối đã mất tác dụng từ lâu. Liên minh quân sự khép kín cho dù ở châu Âu, cho dù ở châu Á Thái Bình Dương đều không thể giúp tình hình giảm căng thẳng,"- Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Theo ông Lavrov, "điều đó trước hết liên quan đến việc kế hoạch của Washington tăng cường xây dựng tiềm năng tên lửa trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương." "Chúng tôi đã nói chuyện với ông ngoại trưởng về tính chất gây bất ổn của việc Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu đối với an ninh quốc tế," – ông Lavrov cho biết.
"Song song với điều đó, chúng tôi nhận thấy quá trình hợp tác của Nhật Bản và Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, nơi bắt đầu của cái mà tôi gọi là cấu hình hạt nhân. Chúng tôi tin tưởng rằng cách tiếp cận an ninh khối đã mất tác dụng từ lâu. Liên minh quân sự khép kín cho dù ở châu Âu, cho dù ở châu Á Thái Bình Dương đều không thể giúp tình hình giảm căng thẳng,"- Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.