Trung Quốc muốn gia tăng sự hiện diện trong thị trường công nghệ cao của Mỹ

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đã đưa ra một tín hiệu mạnh mẽ về ý định mở rộng sự hiện diện của mình trong thị trường công nghệ cao của Mỹ.

Hôm thứ Tư, ở Seattle, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với lãnh đạo của 30 công ty điện tử và công nghệ cao của Mỹ và Trung Quốc.

Ở Seattle đã kết thúc chương trình nghị sự kinh doanh trong chuyến đi Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Hai bên đã ký kết một số thỏa thuận. Đây không phải là một thí dụ điển hình về kết quả của các chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Như thường lệ, trong các chuyến đi như vậy phía Trung Quốc đặt chữ ký dưới hàng chục hợp đồng.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã mạnh tay mua tới 300 máy bay Boeing, chủ yếu là Boeing737, với trị giá hợp đồng lên tới 38 tỷ USD. Còn có một thỏa thuận tai tiếng với tập đoàn Boeing, cũng có thể được xem xét như một bước đột phá của Trung Quốc. Hãng Boeing sẽ xây dựng một trung tâm hoàn thiện máy bay Boeing 737 tại Trung Quốc. Trong khi đó, người ta cho rằng, thỏa thuận này sẽ gây ra sự giận dữ của các tổ chức công đoàn tại các xí nghiệp ở bang Washington. Họ lo ngại rằng, với hợp đồng này, công nhân đứng trước nguy cơ mất việc làm.

Tuy nhiên, cuộc gặp của ông Tập Cận Bình với các "thuyền trưởng" doanh nghiệp hàng đầu (15 người Trung Quốc và 15 người Mỹ) đã nêu rõ ý nghĩa chính trị của sự hiện diện của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, và cho thấy rõ rằng, Trung Quốc có ý định mở rộng sự hiện diện của mình trong một lĩnh vực rất nhạy cảm với Mỹ. Đó là ngành điện tử và công nghệ cao. Bắc Kinh quyết tâm làm như vậy bất chấp sự phản đối của đảng Cộng hòa và phe bảo thủ Mỹ.

Barack Obama và Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam
Ông Tập Cận Bình chặn những trách cứ của ông Barack Obama như thế nào

Tại cuộc gặp với các doanh nhân, ông Tập Cận Bình đã khẳng định rằng, Trung Quốc có kế hoạch hủy bỏ một số hạn chế về đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Trung Quốc. Và các công ty đầu tiên có lợi ở quyết định này là hai tập đoàn Mỹ "General Motors" và "Ford", ông Tập Cận Bình nói.

Theo ông, điều khoản quan trọng nhất trong chương trình cải cách là giảm số hạn chế trong "Danh sách tiêu cực" liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Liệu Trung Quốc sẽ cho phép các nhà đầu tư Mỹ xâm nhập vào các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế? Điều đó không thể có được. Trong cuộc đàm đạo với phóng viên đài Sputnik, chuyên gia Trung Quốc Chen Fenin, lãnh đạo Trung tâm Kinh tế thuộc Viện Quan hệ Quốc tế đương đại, nêu ý kiến như vậy. Ông Chen Fenin nói:

"Sự hợp tác chỉ có thể được thiết lập trong một số lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia, trong những ngành đã tạo ra kênh vốn đầu tư từ bên ngoài. Ví dụ, trong lĩnh vực nghiên cứu không gian, trong ngành năng lượng nguyên tử. Nhưng, trong những ngành đó, sự tham gia của vốn đầu tư nước ngoài chỉ có thể được thực hiện với các điều kiện nghiêm ngặt. Nói về các khoản đầu tư vào các ngành chiến lược, thì cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có một số thủ tục để theo dõi dòng đầu tư, vì điều đó có liên quan đến an ninh quốc gia. Ngoài các ngành chiến lược, các nhà đầu tư Mỹ cũng rất quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng và dịch vụ. Ở Trung Quốc, các ngành này đã được mở cho vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, phía Mỹ đưa ra những điều kiện để thiết lập hợp tác trong lĩnh vực này. Nhưng, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc nhất thiết phải đồng ý với họ".

Nhân tiện xin nói luôn, xét theo mọi việc, trong thời gian chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, hai bên sẽ không ký kết thỏa thuận về hợp tác đầu tư. Trung Quốc không thể chấp nhận các yêu cầu của Mỹ về mở rộng danh mục các lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra, Nhà Trắng đã cho biết rằng, hai bên không có kế hoạch thông qua bản tuyên bố chung đánh giá tình hình quan hệ song phương và tình hình trên thế giới.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала