Mỹ cảnh cáo về nguy cơ hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn ngập châu Âu

© Flickr / Global PanoramaQuốc kỳ Liên minh châu Âu
Quốc kỳ Liên minh châu Âu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung tâm phân tích của Mỹ - Viện Chính sách Kinh tế (EPI) - đã công bố công trình nghiên cứu về những hậu quả đối với châu u sau năm 2016, khi theo thủ tục WTO nền kinh tế Trung Quốc sẽ được công nhận là một nền kinh tế thị trường.

Theo các chuyên gia Mỹ, trong năm tới, khối lượng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc xuất khẩu cho châu Âu sẽ tăng 25-50%. Châu Âu sẽ không còn khả năng kiềm chế Trung Quốc bán phá giá. Ở châu Âu, các nhà sản xuất hàng dệt may, quần áo, công nghệ thông tin, thiết bị điện tử, quang học, và một loạt các ngành công nghiệp khác sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất do bành trướng của Trung Quốc. Kết quả là, trong những năm 2017-2020,  tại EU hơn 3,5 triệu người có thể bị mất việc làm. Các nước Đức, Ý, Anh, Pháp sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất, EPI nói.


Một số chuyên gia từ châu Âu và Trung Quốc không chia sẻ ý kíến này của các đồng nghiệp Mỹ. Trong cuộc đàm đạo với đài Sputnik,  Giáo sư Vladimir Bachishin của Trường Đại học Pan European tại Bratislava cho biết:


"Chúng tôi lo lắng nhìn về phía trước khi nền kinh tế Trung Quốc sẽ có tư cách "thị trường ". Mặc dù, trên thực tế, nền kinh tế Trung Quốc đã từ lâu là một nền kinh tế thị trường. Nhưng, chúng tôi đã có khả năng điều chỉnh quan hệ kinh tế, có các biện pháp chống bán phá giá. Song, sau năm 2016  sẽ rất khó khăn để chống lại các sản phẩm giá rẻ từ Trung Quốc. Xin nói thêm, dòng hàng hóa giá rẻ sẽ giáng một đòn nghiêm trọng vào Hoa Kỳ. Ngoài ra, rất có thể những phát minh và công nghệ cao sẽ dần dần di chuyển từ Silicon Valley đến Trung Quốc…. Và đây sẽ là một đòn rất nghiêm trọng vào Hoa Kỳ".


Chuyên gia Trung Quốc Xiao Licheng từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tranh luận với đồng nghiệp Slovak:


"Các chuyên gia Mỹ không dọa dẫm châu Âu, đó chỉ là ý kiến ​​chuyên môn của họ. Tuy nhiên, phải xem những phán đoán của họ là đúng đắn đến mức nào. Như chúng ta thấy, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và EU đã trở nên rất gần gũi, mức độ tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị giữa Trung Quốc và EU đang tăng lên. Trong điều kiện này, quan điểm của các chuyên gia Mỹ không có cơ sở. Về khối lượng trao đổi hàng hóa  giữa Trung Quốc và EU thì phải luôn luôn chú ý đến hoàn cảnh cụ thể khi thảo luận về vấn đề bán phá giá ".


EU hơn 50 lần sử dụng các thủ tục chống bán phá giá trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng, không phải lúc nào họ có thể dẫn ra những bằng chứng xác đáng, WTO đã bác bỏ gần một nửa số đơn tố cáo Trung Quốc. Và điều đó không có liên quan đến quy chế của nền kinh tế, cho dù đó là nền kinh tế Trung Quốc hay không, kinh tế thị trường hay không, ông Xiao Licheng nói.


Nhiều khi yếu tố địa chính trị tác động đến quá trình điều tra chống bán phá giá. Sau đây là ý kiến của ​​chuyên gia Ba Lan Grafian Chinak, Tiến sĩ Kinh tế của Trung tâm Phân tích địa chính trị châu Âu:


 “Washington và Brussels đang thúc đẩy Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).  Hiệp định này phục vụ lợi ích của Mỹ, và châu  u sẽ đóng vai trò người em cấp thấp. Tôi nghĩ rằng, cách tiếp cận vấn đề Trung Quốc sẽ được thảo ra tùy theo chiến lược của Liên minh châu  u mà họ sẽ chọn lựa trong thế giới đa cực đang nổi lên. Nếu EU vẫn gắn kết chặt chẽ với Hoa Kỳ, thì thỏa thuận về khu vực thương mại tự do sẽ được ký kết, và các bên sẽ áp dụng nỗ lực để chống lại sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu Liên minh châu  u thực thi một chính sách kinh tế độc lập, thì họ sẽ có thái độ mềm dẻo hơn với Bắc Kinh, và sẽ coi trọng các thị trường phương Đông để xuất khẩu hàng hóa của châu Âu, để phát triển nền kinh tế đang trải qua khủng hoảng".


Về mặt địa chính trị, diễn biến sự kiện như vậy không đáp ứng lợi ích của Hoa Kỳ. EU là đối thủ cạnh tranh của Mỹ trên thị trường toàn cầu, do đó họ muốn làm suy yếu nền kinh tế châu Âu, để châu Âu mất đi một yếu tố quan trọng — sự hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc. Về mặt chiến lược, Mỹ muốn làm suy yếu tiềm năng xuất khẩu của Trung Quốc. Do đó, Washington cố gắng gieo nỗi sợ hãi và nghi ngờ lẫn nhau giữa người châu Âu và Trung Quốc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала