Tổng thống Putin: “Mong các đối tác mong muốn và tìm cách phát triển quan hệ với Nga”

© Sputnik / Sergei GuneyevTổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước thềm phiên họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn nhà báo Mỹ Charlie Rose cho các kênh truyền hình CBS và PBS. Dưới đây là đoạn trích trong cuộc phỏng vấn đó.

Khi nhà báo Charlie Rose hỏi rằng điều gì Nga sẵn sàng thực hiện đối với Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin cho biết:

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Những tuyên bố quan trọng của Tổng thống Liên bang Nga về các vấn đề chính trị hiện nay
"Nga và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế tham gia tích cực trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina — cái gọi là “định dạng Normandy” cần hướng tới thực hiện đầy đủ và vô điều kiện các thỏa thuận đã đạt được tại Minsk. Thực hiện “thỏa thuận Minsk" nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là cần phải thực hiện mọi việc để đảm bảo rằng tình hình ở Ukraine thay đổi đáng kể — tức là tiến hành các cải cách chính trị. Thứ nhất, cần phải thông qua các sửa đổi Hiến pháp Ukraine đã thỏa thuận với Donetsk và Lugansk. Ở Ukraine hiện giờ đang tiến hành những sửa đổi Hiến pháp, nhưng thậm chí không có ai thỏa thuận bất cứ điều gì với họ. Thứ hai: cần phải triển khai thực hiện đạo luật đã được thông qua tại Ukraine về các đặc thù tự trị ở những địa phương đó (tức Donetsk và Luhansk). Đạo luật đã được thông qua, nhưng việc áp dụng thì bị trì hoãn. Thứ ba, cần thông qua đạo luật về ân xá. Làm sao có thể tham gia đối thoại với những người ở Donbass, Lugansk và Donetsk, nếu họ đang bị truy tố hình sự? Nhưng luật ân xá không được thông qua. Một điểm nữa là cần thông qua đạo luật về bầu cử địa phương, thỏa thuận với Donetsk và Lugansk. Ở Ukraine đã thông qua đạo luật về bầu cử địa phương, đại diện của Donetsk và Lugansk ba lần gửi đề xuất của mình đối với luật này, nhưng không ai nói chuyện với họ. Chính quyền Kiev nói rằng: chúng tôi đã hoàn thành các thỏa thuận Minsk. Điều đó không đúng với thực tế, vì không có thỏa thuận nào với Donetsk và Lugansk.

Nga ủng hộ toàn diện và vô điều kiện việc cả hai bên thực hiện các thỏa thuận Minsk. Không phải theo cách thức mà nó được giải thích bởi một trong các bên, mà đúng như được ghi nhận trong tài liệu: tức là phối hợp với Donbass. Không thể giải quyết được vấn đề, nếu như chính quyền Kiev làm tất cả mọi thứ một cách đơn phương".

Tiếp theo nhà báo Charles Rose hỏi về mối quan hệ giữa Nga và các nước Baltic. Tổng thống Nga trả lời như sau:

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Charlie Rose cho mạng truyền hình CBS và PBS - Sputnik Việt Nam
Tình yêu nước Nga gắn kết Tổng thống Putin và toàn dân
"Chúng tôi muốn xây dựng với họ quan hệ hợp tác thân thiện. Tại đó có rất nhiều người Nga sinh sống từ thời Liên Xô. Thế nhưng quyền lợi của họ bị xâm phạm. Cho đến nay, luật pháp quốc tế có một số điểm về quyền công dân: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch, người có hai quốc tịch. Tuy nhiên, ở các nước Baltic đã phát minh ra một cái gì đó mới mẻ, gọi là "phi công dân". Đó là cách mà họ gọi những người đã sinh sống ở các nước này trong nhiều thập kỷ, nhưng hiện giờ bị tước đoạt hàng loạt các quyền chính trị, các quyền xã hội của họ cũng hạn chế.

Tất nhiên, điều này không thể không gây ra phản ứng tương ứng của Nga. Tôi cho rằng các đồng nghiệp của chúng tôi ở Mỹ và EU vẫn xuất phát từ các nguyên tắc hiện đại của luật nhân quyền và sẽ đảm bảo ý chí chính trị tự do và quyền của tất cả mọi người. Các quyền đó cũng thuộc về những người sống trên lãnh thổ các nước Baltic sau khi Liên Xô sụp đổ. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng chúng ta phải từ bỏ sự ám ảnh của quá khứ, nhìn về tương lai và hành động trên cơ sở pháp luật quốc tế, xây dựng quan hệ láng giềng tốt và bình đẳng.”

Đương nhiên, nhà báo Charlie Rose và Tổng thống Vladimir Putin cũng đề cập đến vấn đề các biện pháp trừng phạt. Tổng thống Nga lưu ý những điều sau đây:

"Nếu ai đó thích làm việc thông qua các biện pháp trừng phạt thì xin cứ vui lòng. Nhưng điều đó trước hết là trái với luật pháp quốc tế. Thứ hai, thử hỏi có nơi nào mà chính sách cấm vận đã chứng minh hiệu quả? Không hề có nơi nào cả. Đặc biệt là đối với một quốc gia như Nga, cấm vận chắc gì có hiệu quả.

Vladimir Putin - Sputnik Việt Nam
Ông Putin: Xuất khẩu cách mạng dân chủ mang tới bạo lực, bần cùng và thảm họa xã hội
Trừng phạt là hành động phá hủy các nguyên tắc kinh tế quốc tế, các nguyên tắc của WTO và LHQ. Trừng phạt chỉ có thể được áp dụng nếu có quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Còn đơn phương là vi phạm luật pháp quốc tế. Trừng phạt không phải là lý do chính làm cho nền kinh tế Nga suy giảm, không phải là lí do của các vấn đề khác liên quan đến lạm phát. Lý do chính tất nhiên là giá cả xuống thấp hơn trên thị trường thế giới đối với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của chúng tôi, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và một số hàng hóa khác. Đó là điều chính. Còn trừng phạt thì chắc gì có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của chúng tôi.”

Nhà báo Charlie Rose hỏi, liệu Nga có đối phó được với các biện pháp trừng phạt hay không, Tổng thống Vladmir Putin nói thẳng như sau:

"Không thể nghi ngờ gì về điều đó. Ở đây thậm chí có một điểm cộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao – trước đây chúng tôi đã đơn giản ưu tiên sử dụng đô la dầu mỏ để mua. Hiện nay, chúng tôi mở rộng toàn bộ chương trình phát triển kinh tế công nghệ cao của mình, công nghiệp, sản xuất và lĩnh vực khoa học. Đó là điều mà chúng tôi vẫn sẽ phải làm, nhưng chúng tôi có khó khăn vì thị trường trong nước của chúng tôi tràn ngập sản phẩm nước ngoài, và với WTO chúng tôi rất phức tạp khi hỗ trợ sản phẩm của mình. Và bây giờ, khi các đối tác của chúng tôi tự nguyện ra khỏi thị trường của chúng tôi, chúng tôi có được cơ hội để phát triển".

Câu cuối cùng nhà báo Charlie Rouzak hỏi Tổng thống Vladimir Putin là: "Ông muốn nắm quyền trong bao lâu nữa? Ông muốn để lại sau nhiệm kỳ của mình một nước Nga như thế nào?” Người đứng đầu nhà nước Nga trả lời như sau:

"Lâu hay không tùy thuộc vào hai hoàn cảnh. Dĩ nhiên là có các quy định của Hiến pháp, và về phía tôi sẽ không vi phạm Hiến pháp đó. Nhưng không chắc là tôi cần tận dụng đầy đủ lợi thế của quyền hiến định. Điều này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể trong nước, trên thế giới và từ tình cảm của riêng tôi. Đối với Nga, đó phải là một đất nước có sức cạnh tranh hiệu quả, với nền kinh tế ổn định, hệ thống xã hội và chính trị phát triển và linh hoạt đối với các thay đổi trong nước và xung quanh nó. Nga cần bảo vệ lợi ích của mình và có ảnh hưởng đến các quá trình có ý nghĩa đối với nó.

Tôi muốn Nga sẽ được như những gì mà tôi hiện đang mô tả. Để cho nhân dân Nga sống hạnh phúc, còn các đối tác của chúng tôi trên toàn thế giới thì mong muốn và tìm cách phát triển quan hệ với Nga".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала